Danh mục

Nghiên cứu lỗi phát âm của người Việt học tiếng Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 683.17 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này hệ thống hóa các lỗi phát âm của người Việt học tiếng Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị tiếng Pháp. Dữ liệu nghiên cứu là các đoạn diễn ngôn được ghi âm trong qua trình dạy và học trực tuyến và trực tiếp. Dữ liệu được phân tích theo các phạm trù ngữ điệu, ngữ âm, phụ âm và liên kết nối âm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu lỗi phát âm của người Việt học tiếng Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị học Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 2, 2021 NGHIÊN CỨU LỖI PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG PHÁP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGỮ ÂM - ÂM VỊ HỌC Trần Thị Khánh Phước* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 26/02/2021; Hoàn thành phản biện: 30/07/2021; Duyệt đăng: 31/08/2021 Tóm tắt: Phát âm là cơ sở để tiếp nhận và hình thành các kỹ năng học ngoại ngữ nhất là kỹ năng giao tiếp. Phát âm sai ảnh hưởng đến khả năng viết, đặc biệt là nghe và nói. Trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về phát âm cần được thực hiện liên tục trong suốt quá trình học một ngoại ngữ. Nghiên cứu này hệ thống hóa các lỗi phát âm của người Việt học tiếng Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị tiếng Pháp. Dữ liệu nghiên cứu là các đoạn diễn ngôn được ghi âm trong qua trình dạy và học trực tuyến và trực tiếp. Dữ liệu được phân tích theo các phạm trù ngữ điệu, ngữ âm, phụ âm và liên kết nối âm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp đều mắc phải các lỗi trong cả bốn phạm trù. Từ kết quả nghiên cứu, một số biện pháp cải thiện phát âm của người học được đề xuất dành cho giáo viên. Từ khóa: Nguyên âm, phụ âm, ngữ điệu 1. Mở đầu Ngữ âm được xem là yếu tố đầu tiên của quá trình học một ngoại ngữ, từ đó giúp người học nhanh chóng tìm hiểu những kiến thức khác. Theo Dufeu (2008) phát âm tốt không những làm tăng sự tự tin mà còn thúc đẩy động lực học tập, tạo cảm giác nắm vững ngôn ngữ đó và bù đắp hoặc che dấu các lỗi khác như cú pháp. Nắm vững ngữ âm mang tính quyết định trong việc loại bỏ ức chế khi học ngoại ngữ ngay từ giai đoạn đầu tiên khi kiến thức về từ vựng, cú pháp còn hạn chế. Vì vậy phát âm tốt có vai trò quan trọng đối với người học ngoại ngữ. Có nhiều nghiên cứu tập trung các vấn đề liên quan đến phát âm, lỗi phát âm và dạy/học ngữ âm cho người nước ngoài trong đó phải kể đến Borrell (1991), Intravaia (2007), Lauret (2007), Abry và Chalaron (2011), Kamoun và Ripaud (2017). Một đề tài khoa học nghiên cứu của khoa tiếng Pháp về phát âm và dạy phát âm cho người học tiếng Pháp, Đại học Ngoại ngữ Huế trong đó tác giả Trần Thị Kim Trâm (2015) nhấn mạnh đến vị trí và vai trò của ngữ âm trong các chương trình đào tạo tại Khoa tiếng Pháp và giảng dạy ngoại ngữ hai tiếng Pháp cho sinh viên Đại học Huế. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về lỗi phát âm của người học tiếng Pháp tại Huế trong đó đối tượng nghiên cứu được mở rộng đến người học tiếng Pháp tại nhiều cơ sở đào tạo như Đại học Huế, Viện Pháp Huế và các khóa học riêng. Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp cho nhiều đối tượng người học trên địa bàn thành phố Huế (sinh viên Khoa tiếng Pháp Đại học Ngoại ngữ Huế, sinh viên học tiếng Pháp như ngoại ngữ hai, sinh viên sư phạm ngành chương trình kỹ sư INSA và người học ôn luyện thi các chứng chỉ DELF-DALF quốc tế tại Huế), chúng tôi nhận thấy người học tiếng Pháp gặp rất nhiều vấn đề trong giao tiếp. Nếu kiến thức về từ vựng và ngữ pháp là thế mạnh thì khả năng diễn đạt nói lại là điểm yếu của đối tượng này. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong giao * Email: ttkphuoc@hueuni.edu.vn 53 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 2, 2021 tiếp chính là phát âm. Trở ngại này kéo theo nhiều trở ngại khác trong quá trình học tiếng Pháp của người học. Với mục đích nâng cao hiệu quả diễn đạt nói cho người học bằng cách phát âm đúng và giống/gần giống cách phát âm của người Pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm phát hiện những lỗi phát âm sai thường gặp ở người Việt học tiếng Pháp, tìm nguyên nhân và từ đó đưa ra những đề xuất trong giảng dạy. Để thực hiện nghiên cứu, một số câu hỏi được đặt ra: Những lỗi phát âm nào thường gặp ở người học tiếng Pháp? Nguyên nhân phát âm sai là gì? Làm thế nào để sửa những lỗi phát âm này? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Âm vị và âm thanh (phonème/phone) Moeschler và Auchlin (2009) định nghĩa âm vị (phonème) là đơn vị nhỏ nhất không có nghĩa, được cấu thành từ nhiều nét dị biệt dùng để đặc tả âm. Nếu hoán đổi các âm vị sẽ kéo theo sự thay đổi về nghĩa. Theo Léon M. và Léon P. (2010), phone (còn gọi là son) là âm thanh được phát ra cụ thể từ âm vị (phonème). Từ hai định nghĩa trên có thể thấy âm vị mang tính trừu tượng trong khi âm thanh có tính cụ thể, cá nhân, phụ thuộc vùng miền, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh, thậm chí thể hiện xuất thân xã hội của người phát ngôn. Một âm vị có thể phát ra nhiều âm thanh. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngữ âm - âm vị, chúng tôi chỉ quan tâm đến âm vị (phonème). Lấy ví dụ âm vị /ʀ/ trong từ « Paris ». /ʀ/ có thể phát âm thành [r] rung như Édith Piaf hát: «Non, Rrrien derrrien», thành [ʀ] khi mặt lưỡi tiếp xúc hàm trên và [ʁ] khi lưng lưỡi kéo ra sau vòm miệng. Ngữ âm-âm vị cho rằng đó là những biến thể của cùng một âm /ʀ/. Bảng 1. Các cách phát âm /ʀ/ [r] [ʀ] [ʁ] Mazel J. (1980) 2.2. Lỗi phát âm theo quan điểm ngữ âm-âm vị học Mặc dù mỗi người có một cách phát âm riêng tùy thuộc vào vùng miền, cảm xúc, mục đích biểu đạt, hoàn cảnh giao tiếp, thậm chí còn thể hiện xuất thân xã hội của người phát ngôn (Léon & Léon, 2010), các cách phát âm đó vẫn mang những đặc tính chung thường được gọi là quy luật. Nói cách khác, đó là những quy tắc chung về cách phát âm của một ngôn ngữ và một khi không tuân thủ những quy tắc phát âm đó sẽ xem như phát âm sai. 54 Tạp chí Khoa ...

Tài liệu được xem nhiều: