Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |373 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI DÂN TỘC MÔNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG TS. Phùng Thị Thanh Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam, việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông là vấn đề cần được nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Khảo sát thực trạng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi nhận thấy học sinh tiểu học người dân tộc Mông còn mắc lỗi sử dụng tiếng Việt như lỗi phát âm, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi viết văn bản tiếng Việt. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc giao tiếp bằng tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt để học các môn học khác của học sinh tiểu học người dân tộc Mông. Vì vậy, việc tìm hiểu, đề xuất một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang là việc làm rất quan trọng và cấp thiết. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Từ khóa: Giải pháp, nghiên cứu khoa học, chất lượng dạy học, tiếng Việt, lỗi phát âm, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi viết văn bản, học sinh tiểu học người dân tộc Mông. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta là vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi đã khảo sát thực trạng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở một số trường tiểu học của tỉnh Tuyên Quang và nhận thấy hầu hết học sinh tiểu học người dân tộc Mông còn mắc lỗi sử dụng tiếng Việt. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc giao tiếp và sử dụng tiếng Việt để học các môn học khác của học sinh tiểu học người dân tộc Mông. Vì vậy, việc tìm hiểu, đề xuất giải pháp phát triển khoa học và công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang là việc làm rất quan trọng và cấp thiết. Do học sinh tiểu học người dân tộc Mông học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai và còn mắc nhiều lỗi nên cần áp dụng một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ trong dạy học môn Tiếng Việt để giúp người học sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và trong học tập đạt hiệu quả cao hơn. Trong lịch sử nghiên cứu có liên quan đến phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, người ta đã chỉ ra rằng học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 374| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác hai. Do thiếu vốn từ nên khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số hết sức hạn chế. “Trẻ phải học một cách có ý thức về ngôn ngữ thứ hai sau đó mới sử dụng vào các hoạt động giao tiếp (quá trình này ngược với việc học ngôn ngữ thứ nhất)”. [Hồng, NT; Thảo, NTP; Bình, ĐV, 2014, tr. 9]. Do chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là giao tiếp nên phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy học ngôn ngữ rất quan trọng và gắn liền với phương pháp luyện theo mẫu. [Nga, LP; A, L; Nga, ĐK; Thảo, ĐX 2013, tr. 84]. Một số tác giả khác đã đề cập đến các phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như phương pháp trực tiếp và phương pháp phiên dịch cùng những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp dạy học này. Phương pháp trực tiếp là phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai không dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ và những đặc thù của nó. [Trí, N; A, L; Nga, LP 2001, tr. 208 - 209]. Phương pháp dạy học là cách mà giáo viên và học sinh thực hiện để đạt được mục tiêu dạy học. [Tuyên, TD 2008, tr. 39]. Cùng với việc nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ hai, việc nghiên cứu về tiếng Mông cũng rất quan trọng để giúp việc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông đạt hiệu quả. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu và công bố báo cáo khoa học cho thấy hệ thống thanh điệu tiếng Mông Lềnh vùng SaPa - Lào Cai gồm có 8 thanh khu biệt nhau theo tiêu chí cao độ (pitch), chất giọng (vo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng dạy học tiếng Việt Lỗi phát âm Lỗi dùng từ Lỗi đặt câu Lỗi viết văn bản Học sinh tiểu học người dân tộc MôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 166 0 0
-
Cách viết đúng tiếng Anh: Phần 2
68 trang 48 0 0 -
6 trang 25 0 0
-
Nghiên cứu lỗi phát âm của người Việt học tiếng Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị học
12 trang 19 0 0 -
21 trang 18 0 0
-
Cuộc điều tra về lỗi phát âm trong tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Cửu Long
8 trang 16 0 0 -
Đo tốc độ đọc - nói ở trẻ mẫu giáo (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
6 trang 16 0 0 -
Một vài lỗi phát âm và cách rèn luyện cho sinh viên sư phạm tiểu học tại Hải Dương
5 trang 14 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam: Câu phức trong Tuyển tập Nam Cao
95 trang 14 0 0 -
Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình
9 trang 14 0 0 -
26 trang 13 0 0
-
Tác động của các ứng dụng dịch tự động đến hiệu quả học tiếng Việt của người nước ngoài
6 trang 12 0 0 -
Lỗi phát âm âm tiết thường gặp ở trẻ 2 – 4 tuổi
13 trang 11 0 0 -
9 trang 11 0 0
-
2 trang 11 0 0
-
Lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi (Có học thêm ngoại ngữ)
9 trang 10 0 0 -
Sửa lỗi phát âm tiếng Nga cho sinh viên trường CĐSP Trung Ương Nha Trang - Thực trạng và biện pháp
15 trang 10 0 0 -
88 trang 8 0 0