Danh mục

Tiếng Việt thực hành: Phần 2

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp Tiếng Việt thực hành - Phần 1, Tiếng Việt thực hành - Phần 2 sẽ giúp người học nắm bắt nội dung được đề cập một cách đầy đủ và khái quát hơn. Phần 2 trình bày các nội dung chính về: rèn luyện kỹ năng đặt câu - dùng từ - chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Việt thực hành: Phần 2 CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU- DÙNG TỪ- CHÍNH TẢ Bài 1: CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂUI-Những yêu cầu về câu trong văn bản: 1-Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt: Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng việt để giao tiếptrong xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi ngườiphải tuân thủ khi nói và viết. Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc cú pháp : C-V.Khi viết phải nắm vững đặc điểm cú pháp của từng kiểu câu: Câu đơn, câu ghép,câuphức, câu đơn đặc biệt. Một số quy tắc cơ bản sau: a-Quy tắc cấu tạo các cụm từ : Muốn cấu tạo đúng câu trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ là sự tổhợp các từ theo quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên đơn vị thống nhất, đảmnhận một thành phần cú pháp trong câu. +Cụm danh từ :có danh từ làm thành tố chính. VD: Quyền mưu cầu hạnh phúc +Cụm tính từ : có tính từ làm thành tố chính. VD: rộng thênh thang tám thước +Cụm động từ : có động từ làm thành tố chính. VD: học ngoại ngữ +Cụm chủ -vị: Có cấu tạo hình thức giống câu đơn nhưng chỉ là một bộ phận củacâu VD: Ngôi trường tôi học núp dưới rừng cọ c v Định ngữ c v b-Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn: Câu đơn thường có hai thành phần chính C –V làm nòng cốt câu. Tuy nhiên câuđơn còn có những thành phần khác để cụ thể hóa nội dung câu, bày tỏ tình cảm hoặcthực hiện chức năng liên kết câu- Câu đơn có hai thành phần chính: VD: Mây bay- Câu đơn thêm thành phần liên kết: VD: Sáng hôm nay, gió mùa Đông Bắc đã thổi vào miền bắc nước ta Trạng ngữ C Định ngữ V Bổ ngữ- Câu đơn có thêm thành phần tình thái: VD: Chao ôi, gió mùa đông bắc đã thổi vào nước ta-Câu có thêm thành phần phụ chú VD: Gió mùa đông bắc – cái thứ gió mang đến giá rét - đã thổi vào nước tac-Quy tắc cấu tạo đúng theo kiểu câu ghép: Câu ghép là câu có từ hai vế trở lên, mỗi vế là một nồng cốt câu đơn, các vế đó cóquan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: Không về nào làm thành phầncho vế nào, giữa các vế câu dùng quan hệ từ. Các câu trong câu ghép có thể quanhệ đẳng lập hay chính phụ + Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ liệt kê: VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị + Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối lập: VD: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng + Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn: VD : Tôi đi hay anh đi? + Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân – quả: VD: Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ +Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết –hệ quả: VD : Nếu tài liệu này hoàn thành, anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo + Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện: VD: Để mọi người hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ + Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ – tăng tiến: VD:Mặc dù thời tiết xấu, nhưng anh ấy vẫn lên đường2-Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa: a-Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực, những câu biểu hiện saihiện thực là câu sai. VD: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông (Sai) b-Quan hệ ý nghĩa trong câu phải bảo đảm tính logic phù hợp với thực tế , quy luậtthức, tư duy của con người VD:”Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi bên trái và một vếtthương ở Quảng Trị” (sai) c-Quan hệ giữa nghĩa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện hìnhthức thể hiện quan hệ. VD: “Tác giả tố cáo bọn thống trị bóc lột nhân dân ta tàn nhẫn về thuế má nhưngông đã vạch mặt bọn thực dân đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa”(sai) d-Nội dung các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp về nghĩa(Trừtrường hợp chuyển nghĩa mang sắc thái tu từ: VD:”Những tư tưởng xanh lục không màu ngủ một cách giận dữ”( câu vô nghĩa) e-Về mặt ý nghĩa câu trong văn bản phải có thông tin mới, tránh những thông tin vôbổ VD: “Nó nhìn tôi bằng mắt “(Vô bổ) nhưng nếu thêm “Nó nhìn tôi bằng ánh mắtnghi ngờ” thì hoàn toàn hợp lý. 3-Sử dụng dấu câu hợp lý: Mỗi dấu câu có nhiệm vụ khác nhau trong câu +Dấu chấm :sử dụng kết thúc câu trần thuật +Dấu hỏi : đánh dấu kết thúc câu hỏi, có khi dùng ở giữa câu biểu thị sự nghi ngờ +Dấu than :đánh dấu kết thúc câu cầu khiến, cảm thán, đôi khi dùng để biểu thị tháiđộ mỉa mai. +Dấu hai chấm: Báo hiệu phần đi sau mang tính chất giải thích, hoặc lời trích dẫn +Dâu ba chấm ( chấm lửng): Biểu thị sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng, phầncâu bị tĩnh lược. +Dấu chấm phẩy: phân cách các phần, các ý tương đối đọc lập ngang cấp nhautrong một câu dài có kết cấu phức tạp. +Dấu phẩy: Ngăn cách các thành phần cùng loại, các vế của câu ghép, thành phầnthứ yếu, biệt lập với chính của câu. +Dấu gạch ngang: Phân tách thành phần chú thích, đặt trược lời đối thoại, các ý liệtkê (ở đầu dòng) +Dấu ngoặc đơn: đóng khung phần chú thích hay bổ sung hoặc phần chỉ nguồn gốc,xuất xứ. +Dấu ngoặc kép: đánh dấu lời trích trực tiếp, các từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác 4-Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản: Văn bản là một chỉnh thể thống nhất nên các câu không thể cô lập rời rạc mà cómối liên kết chặt chẽ. Sự liên kết thể hiện trên hai phương diện: a-Liên kết nội dung:(còn quan niệm là mạch lạc) Nội dung các câu phải tập trung vào một chủ đề chung của văn bản, mỗi câu phảiduy trì và phát triển chủ đề, chủ đề giữa các câu phải có tính logicVD: “Cuộc sống của quê tôi gắn bó với cây cọ (1). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ đểquét nhà, quét sân (2). Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ, treo trên gác bếp đểgieo cấy mùa sau (3). Chị tôi đan nón lá cọ xuất khẩu (4). Chiều chiều chăn trâu,chúng tôi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc, đem về om, ăn vừa béo vừa bùi (5).” Cả 5câu đều nói đến sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống con người từ khái quátđến cụ thể, trình bày theo thứ tự từ người cha đến mẹ ,chị, em. b-Liên kết hình thức: Các câu dùng các yế ...

Tài liệu được xem nhiều: