Danh mục

Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để việc đi lại của người khiếm thị thuận lợi, an toàn, ngoài yếu tố chủ quan của người khiếm thị là kĩ năng định hướng di chuyển thì yếu tố khách quan là người tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ phải nhận diện ra người khiếm thị khi tham gia giao thông để tránh và hỗ trợ, giúp đỡ… Tuy nhiên, hiện nay việc tạo chú ý cho người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Điều này làm cho người khiếm thị thiếu tự tin, cảm thấy không an toàn khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Đề tài này nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thịKỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GẬY CÓ GẮN ĐÈN VÀ ÂM THANH DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ Huỳnh Hữu Cảnh, Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Phạm Uyên Phương, Nguyễn Thị Thùy Dung (SV năm 3, Khoa GDĐB) GVHD: TS Nguyễn Thị Kim Anh1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong việc định hướng di chuyển của người khiếm thi thì gậy là một thiết bị hỗtrợ không thể thiếu. Với cây gậy, người khiếm thị có thể di chuyển một cách thuận lợitrong môi trường quen, môi trường lạ, tránh va chạm các chướng ngại vật, giúp địnhhướng trong không gian. Để việc đi lại của người khiếm thị thuận lợi, an toàn, ngoàiyếu tố chủ quan của người khiếm thị là kĩ năng định hướng di chuyển (kĩ thuật an toànkhi gặp chướng ngại vật, kĩ thuật sử dụng gậy…) thì yếu tố khách quan là người thamgia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ phải nhận diện ra người khiếm thịkhi tham gia giao thông để tránh và hỗ trợ, giúp đỡ… Tuy nhiên, hiện nay việc tạo chúý cho người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi băng qua đường, dichuyển vào ban đêm. Điều này làm cho người khiếm thị thiếu tự tin, cảm thấy khôngan toàn khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Trước thực trạng và nhu cầu đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài“Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu Những thiết bị hỗ trợ định hướng di chuyển dành cho người khiếm thị. 1.4. Giả thiết nghiên cứu Nếu cây gậy được thiết kế bằng nhôm có gắn đèn và âm thanh, phù hợp với chiềucao người sử dụng thì tạo thuận lợi và an toàn cho người khiếm thị: - Tạo sự tự tin cho người khiếm thị khi lưu thông trên đường, đặc biệt khi băngqua đường và khi di chuyển vào ban đêm. - Tạo sự chú ý cho những người tham gia giao thông khác. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu22 Năm học 2010 – 2011 • Hệ thống hóa cơ sở lí luận về định hướng di chuyển, mô hình gậy có gắn đèn vàâm thanh dành cho người khiếm thị. • Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.6. Giới hạn đề tài • Thiết kế mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. • Lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên và điều tra ý kiến của các học sinh chủ yếucủa trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM và Trung tâm bảo trợ khiếm thị NhậtHồng. 1.7. Phương pháp nghiên cứu • Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thiết kế mô hình gậy có gắn đèn vàâm thanh, phương pháp thống kê toán học.2. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2.1.1. Lịch sử “Ngày cây gậy trắng” Xuyên suốt dòng lịch sử, các loại gậy đã tồn tại như một công cụ hỗ trợ đi lại chongười khiếm thị. Mãi tới thế kỷ XX cho đến nay, cây gậy mới được khuyến khích đểngười khiếm thị sử dụng như một dấu hiệu để báo cho người khác biết sự có mặt củamình. Người đã sáng kiến ra cây gậy trắng là James Biggs quê ở Bristol (nước Anh) vàonăm 1921. Năm 1931 ở Pháp, Guilly dHerbemont đã đưa ra một phong trào cây gậytoàn quốc cho người khiếm thị. Sau đó, cây gậy trắng được công nhận rộng rãi như mộtbiểu tượng về người khiếm thị. Sắc lệnh Cây Gậy Trắng đầu tiên được thông qua vào tháng 12-1930 tại Peoria,Illinois. Nhờ đó, người khiếm thị nào sử dụng cây gậy trắng để đi lại đều nhận được sựbảo vệ và nhường đường. Năm 1935, Michigan bắt đầu nâng cây gậy trắng lên làmbiểu tượng của người khiếm thị. Ngày 25-2-1936, một sắc lệnh được thông qua để thành phố Detroit thừa nhậncây gậy trắng. Ngày 6-10-1964, một nghị quyết chung số HR 753 của Quốc hội Mỹ đãđược ký kết, uỷ quyền cho Tổng thống Mỹ công bố: Ngày 15-10 hàng năm là “NgàyAn Toàn của Cây Gậy Trắng” “WHITE CANE SAFETY DAY”. 2.1.2. Các nghiên cứu về gậy thông minh Sản phẩm “Chiếc gậy thông minh” của anh Đậu Hòa Vang (TP Hồ Chí Minh) vớimột bộ hồng ngoại có độ nhạy lớn gắn trên chiếc gậy giúp phát hiện các vật cản trênđường chế tạo này có thể giúp việc di chuyển của những người khiếm thị dễ dàng,thuận lợi và an toàn hơn. 23Kỷ yếu Hội nghị sinh viên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: