Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chức năng thất phải với thay đổi huyết động mạch máu gan ở bệnh nhân xơ gan
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.40 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá thay đổi một số thông số chức năng thất phải cũng như huyết động mạch máu gan bằng siêu âm ở bệnh nhân (BN) xơ gan và tìm ra mối tương quan giữa các thông số này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chức năng thất phải với thay đổi huyết động mạch máu gan ở bệnh nhân xơ gan t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI VỚI THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG MẠCH MÁU GAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN Dương Quang Huy* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá thay đổi một số thông số chức năng thất phải cũng như huyết động mạch máu gan bằng siêu âm ở bệnh nhân (BN) xơ gan và tìm ra mối tương quan giữa các thông số này. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 117 BN xơ gan ChildPugh B/C và 45 người nhóm chứng tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: xơ gan gây rối loạn chức năng thất phải, thể hiện giảm tỷ lệ ER/AR và chỉ số Tei thất phải (1,10 ± 0,30 so với 1,19 ± 0,20, p < 0,01; 0,23 ± 0,05 so với 0,27 ± 0,04; p < 0,05), tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) tâm thu (30,04 ± 5,81 so với 24,64 ± 4,25 mmHg; p < 0,01). Động mạch gan (ĐMG) giãn với vận tốc dòng chảy tăng, trong khi vận tốc tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (TMG) có xu hướng giảm hơn so với nhóm chứng, p < 0,01. Chỉ tìm được duy nhất mối tương quan thuận, mức độ trung bình giữa vận tốc tĩnh mạch cửa với áp lực động mạch phổi (ALĐMP) tâm thu (hệ số tương quan r = 0,32, p < 0,01). Kết luận: xơ gan làm thay đổi chức năng thất phải và huyết động mạch máu gan, nhưng không tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa những biến đổi này. * Từ khoá: Xơ gan; Huyết động mạch máu gan; Rối loạn chức năng thất phải. Relationship between Right Ventricular Dysfunction and Changes of Hepatic Vessel Hemodynamics in Cirrhotic patients Summary Objectives: To evaluate the changes of right ventricular function and hepatic vessel hemodynamics in patients with cirrhosis and to find out the correlation between these indexes. Patients and methods: Prospective, cross-sectional descriptive study was carried out on 117 cirrhotic patients and 45 control subjects in Digestive Department of 103 Hospital. Results: Cirrhosis caused right ventricular dysfunction with a decreased ER/AR ratio and Tei index as compared with controls (1.10 ± 0.30 versus 1.19 ± 0.20; p < 0.01; 0.23 ± 0.05 versus 0.27 ± 0.04, p < 0.05), while increased systolic pulmonary artery pressure (30.04 ± 5.81 versus 24.64 ± 4.25 mmHg, p < 0.01). Hepatic artery enlarges with increased flow velocity while decreased velocity of portal vein and systolic hepatic vein in comparison to that in control group (p < 0.01). There is closely positive correlation between portal venous velocity and systolic pulmonary artery pressure (r = 0.32, p < 0.01). Conclusion: Cirrhosis made the changes of right ventricular function and hepatic vessel hemodynamics, however no strongly correlation was found out between these changes. * Key words: Cirrhosis; Hepatic vessel hemodynamics; Right ventricular dysfunction. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Huy (huyduong103@yahoo.com) Ngày nhận bài: 28/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/06/2016 Ngày bài báo được đăng: 04/07/2016 137 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ gan là hậu quả cuối cùng của các bệnh gan mạn tính, đặc trưng bởi sự hình thành các nốt tân tạo và phát triển tổ chức xơ lan tỏa khắp các tiểu thùy gan, làm đảo lộn không hồi phục cấu trúc tiểu thùy gan. Chính sự thay đổi cấu trúc mô học như vậy sẽ ảnh hưởng đến huyết động các mạch máu gan theo chiều hướng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC); tăng đường kính và vận tốc dòng chảy ĐMG; giảm đường kính và vận tốc dòng chảy TMG [3, 7], từ đó biến đổi lượng máu về tim phải (tiền gánh). Thay đổi tiền gánh cùng với những thay đổi cấu trúc tim do nồng độ aldosterone tăng và tình trạng cơ tim bị nhiễm độc là những yếu tố chính gây rối loạn chức năng thất phải, một yếu tố góp phần tử vong cho BN xơ gan, nhất là những đối tượng sau tạo shunt cửa chủ trong gan và ghép gan [2, 6]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối liên quan giữa rối loạn chức năng thất phải với thay đổi huyết động mạch máu gan ở BN xơ gan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa thay đổi một số thông số đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm tim với một số thông số huyết động mạch máu gan ở BN xơ gan. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. * Nhóm nghiên cứu: 117 BN xơ gan Child-Pugh B/C, điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ 138 tháng 03 - 2012 đến 09 - 2014. Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và xét nghiệm có đủ 2 hội chứng: suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa cùng với thay đổi hình thái gan trên siêu âm gan. Loại khỏi nhóm nghiên cứu các trường hợp xơ gan kèm theo ung thư biểu mô tế bào gan; đang có biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa; có bệnh lý tim mạch, phổi - phế quản kèm theo hoặc đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến chức năng tim như thuốc chẹn β, thuốc giãn mạch… * Nhóm chứng: 45 người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật, tim mạch, hô hấp, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chức năng thất phải với thay đổi huyết động mạch máu gan ở bệnh nhân xơ gan t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI VỚI THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG MẠCH MÁU GAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN Dương Quang Huy* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá thay đổi một số thông số chức năng thất phải cũng như huyết động mạch máu gan bằng siêu âm ở bệnh nhân (BN) xơ gan và tìm ra mối tương quan giữa các thông số này. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 117 BN xơ gan ChildPugh B/C và 45 người nhóm chứng tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: xơ gan gây rối loạn chức năng thất phải, thể hiện giảm tỷ lệ ER/AR và chỉ số Tei thất phải (1,10 ± 0,30 so với 1,19 ± 0,20, p < 0,01; 0,23 ± 0,05 so với 0,27 ± 0,04; p < 0,05), tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) tâm thu (30,04 ± 5,81 so với 24,64 ± 4,25 mmHg; p < 0,01). Động mạch gan (ĐMG) giãn với vận tốc dòng chảy tăng, trong khi vận tốc tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (TMG) có xu hướng giảm hơn so với nhóm chứng, p < 0,01. Chỉ tìm được duy nhất mối tương quan thuận, mức độ trung bình giữa vận tốc tĩnh mạch cửa với áp lực động mạch phổi (ALĐMP) tâm thu (hệ số tương quan r = 0,32, p < 0,01). Kết luận: xơ gan làm thay đổi chức năng thất phải và huyết động mạch máu gan, nhưng không tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa những biến đổi này. * Từ khoá: Xơ gan; Huyết động mạch máu gan; Rối loạn chức năng thất phải. Relationship between Right Ventricular Dysfunction and Changes of Hepatic Vessel Hemodynamics in Cirrhotic patients Summary Objectives: To evaluate the changes of right ventricular function and hepatic vessel hemodynamics in patients with cirrhosis and to find out the correlation between these indexes. Patients and methods: Prospective, cross-sectional descriptive study was carried out on 117 cirrhotic patients and 45 control subjects in Digestive Department of 103 Hospital. Results: Cirrhosis caused right ventricular dysfunction with a decreased ER/AR ratio and Tei index as compared with controls (1.10 ± 0.30 versus 1.19 ± 0.20; p < 0.01; 0.23 ± 0.05 versus 0.27 ± 0.04, p < 0.05), while increased systolic pulmonary artery pressure (30.04 ± 5.81 versus 24.64 ± 4.25 mmHg, p < 0.01). Hepatic artery enlarges with increased flow velocity while decreased velocity of portal vein and systolic hepatic vein in comparison to that in control group (p < 0.01). There is closely positive correlation between portal venous velocity and systolic pulmonary artery pressure (r = 0.32, p < 0.01). Conclusion: Cirrhosis made the changes of right ventricular function and hepatic vessel hemodynamics, however no strongly correlation was found out between these changes. * Key words: Cirrhosis; Hepatic vessel hemodynamics; Right ventricular dysfunction. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Huy (huyduong103@yahoo.com) Ngày nhận bài: 28/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/06/2016 Ngày bài báo được đăng: 04/07/2016 137 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ gan là hậu quả cuối cùng của các bệnh gan mạn tính, đặc trưng bởi sự hình thành các nốt tân tạo và phát triển tổ chức xơ lan tỏa khắp các tiểu thùy gan, làm đảo lộn không hồi phục cấu trúc tiểu thùy gan. Chính sự thay đổi cấu trúc mô học như vậy sẽ ảnh hưởng đến huyết động các mạch máu gan theo chiều hướng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC); tăng đường kính và vận tốc dòng chảy ĐMG; giảm đường kính và vận tốc dòng chảy TMG [3, 7], từ đó biến đổi lượng máu về tim phải (tiền gánh). Thay đổi tiền gánh cùng với những thay đổi cấu trúc tim do nồng độ aldosterone tăng và tình trạng cơ tim bị nhiễm độc là những yếu tố chính gây rối loạn chức năng thất phải, một yếu tố góp phần tử vong cho BN xơ gan, nhất là những đối tượng sau tạo shunt cửa chủ trong gan và ghép gan [2, 6]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối liên quan giữa rối loạn chức năng thất phải với thay đổi huyết động mạch máu gan ở BN xơ gan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa thay đổi một số thông số đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm tim với một số thông số huyết động mạch máu gan ở BN xơ gan. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. * Nhóm nghiên cứu: 117 BN xơ gan Child-Pugh B/C, điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ 138 tháng 03 - 2012 đến 09 - 2014. Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và xét nghiệm có đủ 2 hội chứng: suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa cùng với thay đổi hình thái gan trên siêu âm gan. Loại khỏi nhóm nghiên cứu các trường hợp xơ gan kèm theo ung thư biểu mô tế bào gan; đang có biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa; có bệnh lý tim mạch, phổi - phế quản kèm theo hoặc đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến chức năng tim như thuốc chẹn β, thuốc giãn mạch… * Nhóm chứng: 45 người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật, tim mạch, hô hấp, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí y dược Y dược quân sự Huyết động mạch máu gan Rối loạn chức năng thất phải Bệnh nhân xơ ganGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 299 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
8 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 202 0 0 -
9 trang 167 0 0