Danh mục

Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng nuôi tảo xoắn (Spirulina platensis) có bổ sung muối i-ốt

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm cải tiến từ môi trường dinh dưỡng để nuôi tảo xoắn có bổ sung muối Iốt từ môi trường Zarrouk với các công thức khác nhau. Các công thức dinh dưỡng nhằm mục đích tìm ra môi trường nuôi tảo Spirulina platensis đơn giản, hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng nuôi tảo xoắn (Spirulina platensis) có bổ sung muối i-ốtNGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG DINH DƢỠNG NUÔI TẢO XOẮN (Spirulina platensis) CÓ BỔ SUNG MUỐI I-ỐT Dương Hoàng Oanh11 Trường Đại học Trà Vinh TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm cải tiến từ môi trường dinh dưỡng để nuôi tảo xoắn có bổ sungmuối Iiốt từ môi trường Zarrouk với các công thức khác nhau. Các công thức dinhdưỡng nhằm mục đích tìm ra môi trường nuôi tảo Spirulina platensis đơn giản, hiệuquả. Thí nghiệm nghiên cứu gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần baogồm nghiên cứu sử dụng môi trường: (1) môi trường Zarrouk (nghiệm thức đối chứng(NT1);(2) 75% Zarrouk + muối i-ốt (NT2); (3) 50% Zarrouk + muối i-ốt (NT3); (4)25% Zarrouk + muối i- ốt (NT4). Kết quả nghiên cứu cho thấy pH dao động từ 9,23 -10,18; nhiệt độ 28,00C - 32,90C và độ mặn dao động từ 2‰ - 16‰ của bốn nghiệm thứcđã cho kết quả phát triển của tảo trong nghiệm thức 4 (NT4) đạt mật độ và sinh khối tốiưu, lần lượt là 68.667 ± 3.216 tb/mL và 14,40 ± 0,83 g/L, khác biệt không có ý nghĩathống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức đối chứng (NT1) là 66.160 ± 1.604 tb/mL và13,33 ± 0,53 g/L và NT3 là 66.880 ± 3.322 tb/mL và 13,90 ± 0,51 g/L. Riêng NT2 chokết quả thấp nhất cả về mật độ tế bào tảo và khối lượng tảo, lần lượt là 54.800 ± 536tb/mL và 11,78 ± 0,49 g/L khác biệt có ý nghĩa so với ba nghiệm thức trên. Điều nàykhẳng định rằng khi nuôi tảo xoắn Spirulina platensis trong môi trường có 25% Zarrouk+ muối i-ốt tạo ra kết quả không những đạt năng suất về sinh khối tảo mà còn tiết kiệmchi phí về hàm lượng dinh dưỡng nuôi tảo khoảng 75% khi nuôi với môi trườngZarrouk. Từ khóa: Công thức cải tiến, i-ốt, Spirulina platensis, ZarroukI. ĐẶT VẤN ĐỀ Tảo xoắn được tách chiết để mang lại chế phẩm giàu sắc tố có tác dụng tăng khảnăng đề kháng, tăng miễn dịch, tăng hàm lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng máu,nâng cao thể trạng của bệnh nhân, hạn chế sự phát triển của ung thư (Đặng Xuyến Như,1995). Ngoài ra, tảo xoắn Spirulina chứa hàm lượng protein từ 60 - 70%, Gluxít: 13 -16%, Lipít: 7 - 8%, ngoài ra còn chứa nhiều Axít amin không thay thế: Lysine,Metionin, Penylalanin, Tryptophan…, vitamin E, B6, B12…, khoáng: đồng, kẽm,magie, kali, sắt… Vì vậy, chúng được ứng dụng hiệu quả trong dinh dưỡng, trong dượcphẩm và công nghiệp hóa mỹ phẩm cho con người và cho thấy Spirulina rất nhiều tiềmnăng của một loại siêu thực phẩm (Belay et al., 2002). Sau một khoảng thời gian dài tìmhiểu về vai trò, chức năng, tác dụng của tảo Spirulina, các nhà khoa học trong và ngoài 1nước đã tiếp tục nghiên cứu thêm về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triểncủa tảo cũng như các môi trường dinh dưỡng nuôi tảo nhằm chọn ra những yếu tố tối ưucho tảo phát triển. Kết quả, dạng môi trường dinh dưỡng nuôi tảo thích hợp và mang lạihiệu quả tốt là môi trường Zarrouk (Madkour, et al., 2012). Tuy nhiên, các dạng môitrường dinh dưỡng này khá phức tạp và tốn chi phí cao. Với sản phẩm có giá trị dinhdưỡng cao, tiềm năng lớn trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, y học,… nênnhững năm gần đây, các công trình nghiên cứu trong nước đã thiên về nghiên cứu môitrường dinh dưỡng nuôi tảo Spirulina dựa trên môi trường Zarrouk, các nghiên cứunhằm mục đích giảm hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường và thay thế những thànhphần khác vào để giảm giá thành về môi trường dinh dưỡng. Lê Quỳnh Hoa (2013) chobiết khi khảo sát việc thay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôitrồng tảo Spirulina platensis, có thể giảm hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl nhưng năngsuất giảm. Bên cạnh đó đề tài Nuôi Spirulina platensis bằng nước biển ở quy mô phòngthí nghiệm và ứng dụng trong chế biến thực phẩm của Phạm Thị Kim Ngọc (2013) cũngđã xác định được các thông số tối ưu như tỉ lệ nước biển 29%, tỉ lệ giống 0,35 g/L, hàmlượng các dưỡng chất bổ sung NaHCO3, NaNO3 và KH2PO4 lần lượt là 17; 3,0 và 0,07g/L vẫn còn quá cao trong 1 lít nước môi trường nuôi tảo dẫn đến giá thành cao khi nuôitảo xoắn. Vì vậy môi trường dinh dưỡng nuôi tảo Spirulina còn là một bài toán cần tiếptục giải mã. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là giảm NaHCO3 nhưng phải tăng lượngmuối bổ sung để vừa tạo môi trường đủ nhưng lại giảm liều lượng của môi trường dinhdưỡng nuôi tảo. Trong đó, muối I ốt có các thành phần cần thiết cho tảo xoắn phát triển.Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tạo giống tảo giàu dinh dưỡng cùng với tìm kiếmmôi trường dinh dưỡng rẻ tiền thay thế hoặc giảm bớt lượng muối dinh dưỡng cần thiếttrong nuôi tảo Spirulina platensis nhằm giảm chi phí là điều cần thiết.II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu nghiên cứu bao gồm dụng cụ và thiết bị thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1.Bảng 1. Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng tr ...

Tài liệu được xem nhiều: