Danh mục

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc để tìm ra sự khác biệt giữa chúng là một trong những phương pháp góp phần vào công tác sơ tuyển giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh HóaJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00016Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 114-120This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC (Arachis hypogaea. L) TRỒNG TẠI THANH HÓA Lê Văn Trọng và Nguyễn Như Khanh Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phân tích chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc để tìm ra sự khác biệt giữa chúng là một trong những phương pháp góp phần vào công tác sơ tuyển giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Thí nghiệm được thực hiện trên 10 giống lạc trồng trong vụ xuân tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Tại các thời kì sinh trưởng và phát triển, chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tích một số chỉ tiêu sinh lí như hàm lượng diệp lục tổng số,cường độ quang hợp của lá, chỉ số diện tích lá, khả năng giữ nước và hút nước của lá ở 10 giống lạc (Lạc lỳ, Sen lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, TB25, L26.), từ đó tìm ra sự khác biệt trong các chỉ tiêu sinh lí giữa các giống lạc được nghiên cứu và xếp hạng chúng. Từ khóa: Giống lạc, năng suất, chỉ tiêu sinh lí.1. Mở đầu Ở nước ta hiện nay, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là ởnhững vùng có khí hậu thường xuyên biến động và điều kiện canh tác khó khăn. Lạc là loại cây đemlại năng suất cao và được trồng trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều loại giống khácnhau. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng lạc đã tăng hơn trước kia, nhưng sovới thế giới vẫn còn ở mức thấp. Tại Thanh Hóa, qua các năm trở lại đây cây lạc được đưa vào sảnxuất với quy mô lớn, các giống lạc có năng suất cao cũng như khả năng chống chịu tốt với điều kiệnbất lợi của môi trường đã được trồng phổ biến trên toàn tỉnh. Mặc dù vậy, vấn đề nghiên cứu chọn tạora những giống lạc cao sản, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện môi trường vẫn luôn là cần thiếtđối với tình hình sản xuất thực tế của địa phương hiện nay. Lạc là một trong nhiều loại cây được đưa vào nghiên cứu để tạo ra những giống có những đặctính tốt về năng suất cũng như khả năng chống chịu. Mỗi giống có năng suất hay khả năng chống chịukhác nhau với các đặc điểm sinh lí, trao đổi chất khác nhau, chịu những biến đổi khác nhau, thể hiện ratrong các đặc điểm sinh lí, hoá sinh. Điều đó cho phép chúng ta có thể dựa vào sự khác biệt trong cácchỉ tiêu sinh lí của các giống lạc có năng suất cao và thấp để tuyển chọn các giống năng suất cao,phẩm chất hạt tốt, thích nghi được với các điều kiện tự nhiên của vùng, miền cụ thể [1]. Trong bài này, chúng tôi trình bày số liệu thực nghiệm so sánh về một số chỉ tiêu sinh lí như hàmlượng diệp lục tổng số, cường độ quang hợp của lá, chỉ số diện tích lá, khả năng giữ nước và hút nướccủa lá ở 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu và phân tích trên đối tượng là 10 giống lạc trồng trên địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnhThanh Hóa: Lạc lỳ, Sen lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, TB25, L26.Ngày nhận bài: 7/11/2014. Ngày nhận đăng: 17/3/2015.Tác giả liên lạc: Nguyễn Như Khanh, địa chỉ e-mail: nguyenkhanhsinhtv@gmail.com114 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành theo sơ đồ thí nghiệm 3 tầng dùng cho chọn giống (TheoMolostov, Moscơva, 1966) [1] như sau: Lạc lỳ L08 L12 L14 L18 L19 L23 Sen lai TB25 L26 L14 L18 L19 L23 Sen lai TB25 L26 Lạc lỳ L08 L12 L23 Sen lai TB25 L26 Lạc lỳ L08 L12 L14 L18 L19 Trồng và theo dõi ngoài đồng ruộng: 10 giống lạc nghiên cứu được gieo trên 10 ô, mỗi ô có diệntích 10m2, lặp lại 3 lần (3 tầng) như sơ đồ ở trên. Tiến hành chăm sóc, bón phân theo công thức cho mỗi ô thí nghiệm. Thu mẫu: Tại các thời điểm nghiên cứu tương ứng, mẫu được thu, bảo quản và tiến hành phântích các chỉ tiêu. Để nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh của một số giống lạc, chúng tôi tiến hànhthu mẫu và phân tích tại các thời điểm sau: Thời điểm cây được 3 lá, 5 lá, 7 lá, ra hoa - đâm tia tạoquả, quả chín. - Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh lí + Xác định hàm lượng diệp lục tổng số Hàm lượng diệp lục tổng số được xác định theo phương pháp của Wintermans, De Mo ...

Tài liệu được xem nhiều: