Danh mục

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 được công nhận giống quốc gia và được khu vực hóa tại các tỉnh miền Bắc. Giống có thời gian thu hoạch muộn hơn giống nhãn lồng nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm vườn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có khả năng sinh trưởng tốt tại điều kiện sinh thái của huyện Khoái Châu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng YênNguyễn Thế Huấn và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ85(09)/1: 7 - 12NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦABIỆN PHÁP CẮT TỈA ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NHÃN CHÍN MUỘNPH-99-1-1 TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊNNguyễn Thế Huấn*, Nguyễn Đức Thạnh,Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị PhượngTrường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTGiống nhãn chín muộn PH-99-1-1 được công nhận giống quốc gia và được khu vực hóa tại cáctỉnh miền Bắc. Giống có thời gian thu hoạch muộn hơn giống nhãn lồng nên đem lại hiệu quả kinhtế cao cho người làm vườn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có khả năng sinh trưởng tốt tạiđiều kiện sinh thái của huyện Khoái Châu. Áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng năng suất và hiệuquả kinh tế của giống nhãn PHM-99-1-1. Trong đó công thức cắt tỉa 4 lần làm tăng số lượng cànhthu, tăng tỉ lệ đậu quả, số quả sau thu hoạch và năng suất đạt 83.67kg/cây, cao hơn 28.13% so vớiđối chứng.Từ khóa: Giống nhãn chín muộn, cắt tỉa, Khoái Châu, đặc điểm sinh họcĐẶT VẤN ĐỀ*Cây nhãn (Dimocarpus longan lour) thuộc họbồ hòn (Sapindaceae) là một trong những câyăn quả nổi tiếng của Hưng Yên, diện tích năm2010 khoảng 5000 ha chiếm hơn 50% diệntích trồng cây ăn quả trên toàn tỉnh. Doanhthu hàng năm đạt từ 150-180 tỉ đồng. Nhữngnăm trước đây, đa số người trồng nhãn HưngYên trồng giống nhãn lồng có thời gian thuhoạch vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8,giống ngon rất được ưa chuộng trên thịtrường nhưng do thời gian chín tập trung nênthời vụ nhãn chỉ kéo dài độ 3-4 tuần. Chính vìvậy việc tuyển chọn những giống nhãn chínsớm hoặc muộn nhằm kéo dài thời gian thuhoạch quả được các nhà làm vườn rất quantâm. Giống PH-M99-1.1 (phố Hiến muộn)được tuyển chọn từ những cây đầu dòng tạicác vườn nhãn lồng tại các huyện Châu Giang(cũ), tỉnh Hưng Yên. Giống có lá mỏng màuxanh nhạt, mép lá hơi lượn sóng, phiến lárộng, quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, cónhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả, ăn ngọt đậm,độ brix 20,1%. Thời gian cho thu hoạch kéodài từ 15-8 đến 15- 9, giống được công nhậngiống quốc gia vào năm 2005. Huyện KhoáiChâu tỉnh Hưng Yên có diện tích trồng giốngPH-M99-1.1 nhiều nhất hiện nay với diện tíchhơn 200 ha. Giống nhãn muộn đã và đangđem lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm*Tel: 0912 479928Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênvườn tuy nhiên người dân ở đây vẫn trồng vàchăm sóc nhãn theo kinh nghiệm cổ truyền,chưa áp dụng các quy trình thâm canh tiến bộtrên cây nhãn. Hơn nữa, giống chín muộn cókhả năng cho hiệu quả kinh tế cao nhưngthường có những yêu cầu chặt chẽ vào điềukiện ngoại cảnh và chăm sóc. Do vậy, cần cónghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhằmđiều chỉnh khả năng sinh trưởng, làm tăng khảnăng ra hoa, đậu quả của cây để phát huy đượchết tiềm năng năng suất. Xuất phát từ thực tếtrên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học vàảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năngsuất của giống nhãn chín muộn PHM-99-1.1tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNGPHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng và phạm vi nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành trên giống nhãn chínmuộn PHM-99-1.1, giống nhãn lồng 10 tuổitrồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.Nội dung và phương pháp nghiên cứuNội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinhhọc của giống nhãn PHM-99-1.1 và nhãn lồngGiống nhãn chín muộn PHM-99-1-1 và giốngnhãn lồng mỗi giống chọn 10 cây, có sức sinhtrưởng đồng đều, có cùng điều kiện đất đai,kỹ thuật chăm sóc để theo dõi.7http://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Thế Huấn và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ* Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng+ Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh caonhất của tán cây+ Đường kính tán: đo theo hướng Đông - Tâyvà Nam - Bắc+ Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10 cm,định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần+ Độ cao phân cành, phân cành cấp 1, phâncành cấp 2: đo đếm trực tiếp- Đặc điểm phát sinh của đợt lộc xuân trongnăm: định kỳ theo dõi 7 ngày/lần (chọn 4 cànhngang tán về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc)quan sát, theo dõi đo đếm các thời kỳ ra lộc, sốlượng lộc, chiều dài lộc, đường kính lộc.* Theo dõi các chỉ tiêu về phát triển- Xác định thời điểm cây ra hoa rộ, hình thànhquả, quả chín khi trên cây có 50% số lượng cáthể đạt chỉ tiêu. Tỷ lệ đậu quả tính bằng tổngsố quả thu hoạch trên tổng số hoa hìnhthành tại cành theo dõi (đơn vị tính %).Tính năng suất thực thu bằng cách cân trựctiếp trên cây theo dõi.- Đặc điểm của quả (chiều cao, đường kính,màu sắc): đo, đếm và quan sát trực tiếp 30quả đại diện cho các công thức ở các lần nhắclại, tính trị số trung bình.+ Chỉ tiêu về tỷ lệ ăn được, tỷ lệ hạt, tỷ lệvỏ quả theo phương pháp nghiên cứu câyăn quả thông thường.Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biệnpháp kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất, chấtlượng nhãn PHM-99-1-1- Công thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: