Danh mục

Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.61 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945 trình bày các khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu của bài viết; Đặc điểm của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888 – 1945 trong nội dung kiến thức của môn học “Hà Nội học”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kiến thức môn Hà Nội học gắn với phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội giai đoạn 1888-1945 TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 111 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC MÔN HÀ NỘI HỌC GẮN VỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA GIÁO CHỨC, HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1888 - 1945 Lê Thị Thu Hương, Phạm Tuấn Anh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Các nội dung và kiến thức về Hà Nội học đã từng bước trở thành một nội dung môn học được xây dựng từ cấp giáo dục phổ thông cho đến đại học, đặc biệt đối với bậc đại học có thể nhận thấy, nội dung “Hà Nội học” đã trở thành một trong những nội dung đào tạo quan trọng đóng vai trò kiến thức nền tảng đối với các khối ngành kiến thức về văn hóa, xã hội đào tạo bậc cử nhân tại trình độ đại học. Đối tượng của môn học chính là những sinh viên cũng học sinh tại các cấp học vì vậy để môn học có hiệu quả càn kết hợp các kiến thức cũng như cần có các nội dung nghiên cứu thể hiện rõ vai trò của đội ngũ giáo chức, học sinh và sinh viên của Hà Nội xuyên suốt trong bối cảnh lịch sử. Giai đoạn từ năm 1888 – 1945 là giai đoạn phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội có nhiều hoạt động tiêu biểu vì vậy đây là giai đoạn cần có những nghiên cứu đánh giá và lựa chọn từ đó rút ra được những đặc điểm và vai trò phù hợp bổ sung các nội dung kiến thức của môn học gắn liền với tinh thần yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Từ khóa: Hà Nội học, phong trào yêu nước, giai đoạn 1888 – 1945, giáo chức, học sinh, sinh viên. Nhận bài ngày 10.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Emai: huongltt@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với vai trò và tầm vóc lịch sử, Thăng Long, Hà Nội là một trong những địa điểm văn hóa lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử đòi hỏi cần có những công trình nghiên cứu cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy các vấn đề khoa học chuyên biệt về bối cảnh văn hóa cũng như trở thành một môn học phù hợp với mục tiêu đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội hội nhập, phát triển và gìn giữ những giá trị văn hóa, nhân văn của Thăng Long, Hà Nội. Tác phẩm “Hà Nội – con người, lịch sử và văn hóa” (2010), của tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà với độ dài 150 trang đã đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản từ đặc điểm sinh thái, lịch sử Hà Nội qua các thời kỳ, đến các khía 112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cạnh về văn hóa như di tích, kiến trúc, ẩm thực, phong tục tập quán, danh nhân và một số vấn đề của Hà Nội đương đại. Tác phẩm Thăng Long - Hà Nội (tập 1, tập 2) do Phan Huy Lê chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2012, đã nhắc đến giáo dục Hà Nội giai đoạn 1888 - 1945. Tác phẩm Bộ Bách Khoa thư Hà Nội, tập 8, cũng đã phần nào cho thấy những chính sách giáo dục của Pháp ở trường công và trường tư, về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,… Từ đó có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu về Hà Nội học trong giai đoạn này đã thể hiện được vài trò lãnh đạo của Đảng với sự tham gia của lực lượng trí thức, với vai trò chủ yếu là giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đã tham gia vào phong trà cách mạng trong đó tiếp nhận, truyền bá các phong trào yêu nước trong các trường học của Hà Nội. Đây chính là luận cứ khao học đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong công cuộc giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn tiếp theo. 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu của bài viết 2.1.1. Khái niệm về Hà Nội học, giáo chức, học sinh, sinh viên Có thể khẳng định Hà Nội học là một trong những nội dung khoa học đặc thù đối với vị trí và vai trò của Thủ đô Hà Nội. “Hà Nội học” là một trong những nội dung gắn liền với mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về Hà Nội dựa trên các hướng nghiên cứu dựa trên các lĩnh vực về: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa truyền thống trong một khoảng thời gian nhất định gắn liền với những bước phát triển của thành phố Hà Nội. Đây là một trong những nội dung kiến thức được xây dựng dựa trên rất nhiều kiến thức nền tảng của các tài liệu có thể kể đến như Tác phẩm Thăng Long – Hà Nội (tập 1, tập 2) hoặc Bộ Bách khoa Thư Hà Nội và nhiều tài liệu khác, đây chính là một minh chứng rõ nét về tầm quan trọng cũng như vai trò của bộ môn Hà Nội học”. Nguồn gốc phát triển của “Hà Nội học” bắt nguồn từ vị trí và vai trò của thành phố Hà Nội gắn liền với tiến trình phát triển lịch sử. Trước hết cần phải khẳng định rằng, Thăng Long - Hà Nội với bề dày truyền thống hơn 1000 năm đã tiếp nhận, chắt lọc những gì tinh túy ...

Tài liệu được xem nhiều: