Danh mục

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phục vụ tổng kết 30 năm đổi mới

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,009.52 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày đánh giá được thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta qua 30 năm đổi mới; - Đề xuất được phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phục vụ tổng kết 30 năm đổi mớiThông tin chungTên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phục vụ tổng kết 30 năm đổi mớiThời gian thực hiện: 2013-2014Cơ quan chủ trì: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thônChủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đỗ Anh TuấnĐTDĐ: Email:1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển đất nước trong gần 30 năm qua đã chứng minh vai trò đặcbiệt quan trọng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế xãhội: đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư; góp phầnxóa đói giảm nghèo; tạo nguồn cung thực phẩm dồi dào, góp phần tạo mức lương thấpđể thu hút đầu tư nước ngoài; nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất luôn có xuất siêu trongnền kinh tế. Nông nghiệp luôn là bệ đỡ và là ngành cứu cánh cho nền kinh tế trong 3cuộc suy thoái kinh tế lớn từ năm 1986 đến nay. Bên cạnh đó, nông nghiệp tạo tiền đềđể công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nền kinh tế của đất nước. Trong giaiđoạn đầu của quá trình CNH-HĐH, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có ảnh hưởng quyếtđịnh đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Những chính sách đổi mới ngành nông nghiệp và xã hội nông thôn trong 30 nămqua đã mang lại những thành công nhất định. Việc đổi mới mô hình tổ chức sản xuất từmệnh lệnh quan liêu bao cấp trong hình thức tổ chức sản xuất tập thể sang khuyến khíchphát triển kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, v.v… được coi là biện pháp “cởi trói” cho pháttriển nông nghiệp. Trong vòng gần 3 thập niên qua, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởngkhá đều đặn và tương đối cao so với các nước trong khu vực: tương đương về mức tăngtrưởng và mức ổn định như Trung Quốc (nước đầu tư khá lớn vào KHCN nông nghiệp);ổn định và cao hơn Thái Lan (nước trợ giá mạnh mẽ cho nông nghiệp và bảo vệ nôngdân). Xuất khẩu nông nghiệp tăng trưởng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu lâm sản và thủysản đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lớn hàngđầu của thế giới đối với các ngành hàng gạo, tiêu, hạt điều, sắn, chè, cao su, và một sốsản phẩm thủy sản. Các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình nông thônmới (NTM), v.v… đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa, chínhtrị ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Mặc dù được Đảng và chính phủ coi CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH-HĐH đất nước và đạt được nhiềuthành tựu, quá trình này còn gặp nhiều tồn tại hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu trở 57thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 như Đảng và Chính phủ đề ra. Đồngthời, qua quá trình phát triển 30 năm, một số động lực phát triển đã đến mức giới hạn vàkhông còn đáp ứng được đòi hỏi phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tronggiai đoạn tới. Do đó, tư duy lý luận về phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và CNH-HĐHnông nghiệp, nông thôn nói riêng trong 30 năm trở lại đây cũng cần phải được tổng kết,đánh giá để cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng CNH-HĐH nông nghiệpnông thôn vững bền và hiệu quả trong giai đoạn tới. Do vậy việc tổng kết thành công vàhạn chế của quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong 30 năm đổi mới làmsáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của ngành, cung cấp cơ sở khoahọc để đưa ra định hướng phát triển ngành trong giai đoạn mới, tiếp tục hoàn thiện đườnglối đổi mới của Đảng, chuẩn bị các Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng là hết sứccần thiết. Thực hiện chỉ đạo việc tổng kết lý luận thực tiễn qua 30 năm Đổi mới (1986-2016) của Ban Chấp hành Trung ương, theo sự phân công của Hội đồng lý luận Trungương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập nhóm tổng kết. Một trongnhững nhiệm vụ mà nhóm tổng kết được giao là viết Báo cáo tổng kết tình hình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn kể từ khi Đổi mới với những nội dung cụ thể: i) thành tựu,hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH- HĐH, nguyên nhân vàbài học kinh nghiệm; ii) đánh giá mối quan hệ giữa hai khu vực thành thị và nông thôn;iii) đánh giá tổng quát về chủ trương, quan điểm và cơ chế đối với phát triển kinh tếbiển, thành tựu và hạn chế, bài học kinh nghiệm.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung Đúc kết một số vấn để lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn trong 30 năm qua.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được quá trình đổi mới về nhận thức và hoàn thiện cơ sở lý luận vềđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; - Đánh giá được thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônnước ta qua 30 năm đổi mới; - Đề xuất được phương hướng ...

Tài liệu được xem nhiều: