Danh mục

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn tại và phát triển ngành dệt may Việt Nam - 5

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.99 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Kinh doanh xuất nhập khẩu vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên thị trường càng trở nên phức tạp. Đến nay công ty dệt may Hà Nội đã có quan hệ làm ăn với khoảng trên 20 nước trên thế giới và đang tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế của mình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn tại và phát triển ngành dệt may Việt Nam - 5Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Kinh doanh xuất nhập khẩu vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên thị trường càng trở nên phức tạp. Đến nay công ty dệt may Hà Nội đã có quan hệ làm ăn với khoảng trên 20 nước trên thế giới và đang tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế của mình . a. Tình hình xuất khẩu theo thị trường. Bảng 5 dưới cho biết sự biến động của công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các nước nhập khẩu sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên cả về số lượng và giá trị hợp đồng, bằng chứng là năm 2002 công ty có thêm 5 khách hàng. Điều này khẳng định rõ hơn nữa vị trí và uy tín của công ty để đi đến kí kết các hợp đồng hàng năm . Thị phần luôn luôn là vấn đề mà công ty cần phải quan tâm hàng đầu, thật vậy vào cuối năm 80 đầu năm 90 thì thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Pháp, Đức, Italia và Liên Xô, nhưng bắt đầu vào những năm 90 khi Liên Xô tan rã thì mối quan hệ của công ty và Liên Xô cũng thay đổi cho dù công ty đã nối lại quan hệ với Nga nhưng khối lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu sang Nga còn quá nhỏ và không ổn định. Sau khi thị trường truyền thống chủ yếu là Liên Xô không còn nữa, công ty đã chuyển hướng phát triển thị trường sang Châu á và đặc biệt là các nước Châu á Thái Bình Dương và mục tiêu cụ thể đầu tiên là nhật Bản. Kể từ năm 1998 Nhật Bản là khách hàng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng và giá trị lớn nhất của công ty. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đang giảm dần từ 11.676.581 USD năm 1997 xuống còn 6.449.635 USD vào năm 2001 và sang năm 2002 xuống còn 3.442,21 USD, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng ở khu vực Đông Nam á làSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Indonesia và Thái Lan gây ra và các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đề nghị chính phủ Nhật Bản áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì đây lại là thêmmột yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt của công ty dệt may Hà Nội nói riêng và của hàng dệt may của Việt Nam nói riêng trong tương lai. Bù lại công ty đã phục hồi lại mối quan hệ kinh doanh với Hàn Quốc vào năm 1997 và mối quan hệ này ngày càng được khẳng định: kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2001 là 3.415.774 USD gấp 142.3 lần năm 2000. Từ khi Việt Nam kí hiệp định thương mại với Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2001 tăng vọt lên 1.590.107 USD t và bước sang năm 2002 con số này nên mức 14.097.970 USD trong khi đó năm 2000 là 29.769 USD năm 1998 là 16.200 USD và năm 1997 là 591 USD. b. Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm Từ trước năm 1990 Công ty dệt may Hà Nội đã tham gia vào việc xuất khẩu hàng hoá theo hiệp định giữa Nhà Nước Việt Nam với các nước XHCN chủ yếu là Liên Xô và các nướcĐông Âu, sản phẩm lúc đó chỉ là các loại sợi LE 32 cotton chải thô. Công ty được giao kế hoạch xuất khẩu với khối lượng là 2000-3000 tấn /năm. Việc giao sợi và thu tiền là do TEXTIMEX (Liên hiệp các xí nghiệp dệt) đảm nhận. Từ năm 1991 trở lại đây Công ty dệt may Hà Nội hoàn toàn chủ động trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay trên thị trường nước ngoài là các sản phẩm khăn, sản phẩm may, một phần là sợi, vải, lều. Doanh thu sợi tăng nhanh, sợi chủ yếu bán trong nước: 99,99% doanh thu sợi năm 1998 là thu được trong nước; 97,88% vào năm 1999; 83% vào năm 2000 và 78,74% vào năm 2001. Doanh thu khăn tăng đều, khăn tăng chủ yếu là xuất khẩu: kimSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngạch xuất khẩu khăn chiếm 95,12% vào năm 1999; 91,47% năm 2000 và 93,72% vào năm 2001. Sản phẩm may chủ yếu cho xuất khẩu nh ưng tỷ lệ bán hàng trong nước tăng mạnh từ năm 2000. Năm 1998: 81,48% doanh thu sản phẩm may là do xuất khẩu ; năm 1999 là 86,02%; năm 2000 giảm xuống còn 76,18% và năm 2001 là 76,62 %. Công ty bắt đầu bán lều từ năm 1996 cho tới quý I năm 2000, lều được xuất khẩu chủ yếu vào các nước EU và đối tác sản xuất lều của công ty là một công ty của Hàn Quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu lều rất thấp và không phải là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Doanh thu vải ít tăng trưởng. Hiện tại 90% sản lượng vải Denim của công ty được tiêu thụ trong nước. Công ty dệt may Hà Nội bước vào thị trường mới này vì hiện tại mới chỉ có hai công ty sản xuất vải Denim và thị trường vải Denim rất có tiềm năng. Hanosimex sẽ sớm sản xuất các sản phẩm may bằng vải Denim ( toàn bộ 7 dây chuyền may) và đang đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50% may bằng vải Denim vào thị trường Mỹ. Thông qua mối quan hệ với một số khách hàng cũ , từ quý II năm 2001 công ty bắt đầu sản xuất mũ để xuất khẩu. Chỉ trong 3 quý sản lượng mũ đã là 308.464 chiếc, đạt kim ngạch xuất khẩu là 278.156 USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ tính theo số lượng là chiếm 66% ( tương đương là 157.386 USD ) còn lại là xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 120.770 USD . 2 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Hơn 10 năm qua nhờ thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước, ngành dệt may đã không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, diện mặt hàng, chất lượng sản phẩm.Từ chổ các doanh nghiệp dệt may chỉ lo s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: