Danh mục

Nghiên cứu nấm lớn tại trường Đại học Cần Thơ từ năm 2007-2022

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 809.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu nấm lớn tại trường Đại học Cần Thơ từ năm 2007-2022 nghiên cứu định danh giống/loài nấm dựa trên biện pháp sinh học phân tử kết hợp hình thái truyền thống là thế mạnh của Đại học Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nấm lớn tại trường Đại học Cần Thơ từ năm 2007-2022 Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4doi: 10.15625/vap.2022.0141 NGHIÊN CỨU NẤM LỚN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TỪ NĂM 2007-2022 Đỗ Tấn Khang1, Lê Vĩnh Thúc2, Trần Văn Bé Năm1, Trần Nhân Dũng1* 1 Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ * Email: tndung@ctu.edu.vn TÓM TẮT Hoạt động nghiên cứu nấm lớn ở Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) còn khá non trẻ so với các trungtâm nghiên cứu nấm ở Việt Nam. Nghiên cứu định danh giống/loài nấm dựa trên biện pháp sinh học phân tửkết hợp hình thái truyền thống là thế mạnh của ĐHCT. Các công nghệ sản xuất các loại nấm ăn và nấm dượcliệu phổ biến đã được nghiên cứu, trong đó nấm Rơm được nghiên cứu phát triển mạnh về hướng kinh tế. Cụthể, các quy trình sản xuất meo nấm Rơm, quy trình sản xuất nấm trong nhà cũng như ngoài đồng rất nổi bật,đồng thời quy trình sản xuất các loài nấm khác như nấm Linh chi, nấm Bào ngư, nấm Cordyceps militaris,nấm Chân dài, nấm Vân chi, nấm Mèo đã được xác lập và chuyển giao cho công ty, nông dân,… Các cơ chất:rơm rạ, mùn cưa cao su, bã mía, mụn dừa, bông vải phế liệu, vỏ trái thốt nốt, bồn bồn phế liệu, lõi bắp,… đãđược nghiên cứu và có thể được triển khai nuôi trồng các loại nấm. Còn nhiều loại nấm tự nhiên mới pháthiện từ vùng núi Thất Sơn, tỉnh An Giang chưa được phổ biến đến người dân như: nấm Tuyết (Tremellafuciformis), nấm Dai (Lentinus squarosolus), nấm Ngân nhĩ đỏ da cam (Tremella cinnabarina), nấm Tràm(Tylopilus felleus), nấm Lie da cam mỏng (Pycnoporus sanguineus), nấm Linh chi da trâu (Amaurodermasubresinosum), nấm Linh chi tầng (Ganoderma apllanatum), nấm Linh chi đen (Amauroderma niger), nấmThượng hoàng (Phellenus sp.),… cần được nghiên cứu thêm. Các công tác lai tạo chủng nấm, nghiên cứuphân tử và nghiên cứu sâu về sâu bệnh trên nấm sẽ được triển khai trong thời gian tới. Từ khóa: Nấm ăn và nấm dược liệu, hiệu quả kinh tế nấm rơm, canh tác nấm, chuyển giao công nghệ,định danh phân tử. 1. MỞ ĐẦU Ngành nuôi trồng nấm tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện và hình thành vào khoảng những năm1930 - 1940 cho đến những năm 1970. Năm 1984, Trung tâm Nghiên cứu Nấm ăn được thành lậpthuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1985 - 1986, tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc(FAO) tài trợ UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm Sản xuất giống nấmTương Mai - Hà Nội và Xí nghiệp Nấm TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, lúc này một loạt các đơn vịsản xuất và thương mại nấm hình thành [1]. Sau đó, các trung tâm nghiên cứu nấm ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng không ngừng phát triển. Khoảng năm 1978, Tổ Vi sinh thuộc Bộ môn Thực vật, Khoa Khoa học, Trường Đại học CầnThơ (tiền thân của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học ngày nay) có sản xuất meonấm rơm và meo nấm mèo cung cấp cho nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trongmột thời gian [2]. Tuy nhiên, sau năm 1985, việc sản xuất và nghiên cứu này tạm ngưng mãi đếnnăm 2007, công tác nghiên cứu nấm ăn, nấm dược liệu tại Trường Đại học Cần Thơ mới hoạt độnglại tại Khoa Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (Viện NCPTCNSH). Đến năm 2017, một đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia, 119Đỗ Tấn Khang và cs.Chương trình Tây Nam Bộ “Cải thiện chuỗi giá trị nấm rơm ở ĐBSCL” được thực hiện tại TrườngĐại học Cần Thơ do PGS.TS. Võ Thành Danh chủ trì mà thành viên là các nhà khoa học ở KhoaKinh tế, Khoa Nông nghiệp và Viện NC PTCNSH [3]. Chúng ta tìm hiểu lại thành tựu nhữngnghiên cứu nấm ăn và nấm dược liệu tại Trường Đại học Cần Thơ, nằm trong bối cảnh hiện nay,nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nấm ăn và nấm dược liệu rất to lớn ở ĐBSCL. 2. THÀNH TỰU2.1. Định danh các loại nấm dựa trên trình tự ITS (internal transcribed spacer) Ở ĐBSCL có rất nhiều loại nấm mọc tự nhiên chưa được phát hiện, phân lập, định danh, nuôitrồng và khai thác hết giá trị của chúng [4, 5] ...

Tài liệu được xem nhiều: