Danh mục

Nghiên cứu nhân giống cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) bằng phương pháp giâm hom chồi củ tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay nghiên cứu và gây trồng cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) đang được quan tâm để bảo tồn nguồn gen, đồng thời phát triển loài cây dược liệu này ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi Đông Bắc, đang được người dân địa phương sử dụng làm thuốc và khai thác cạn kiệt. Việc nghiên cứu nhân giống có thể áp dụng trên mô hình vườn nhà là rất thích hợp và cần thiết để lưu giữ nguồn gen và bảo tồn loài cây dược liệu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nhân giống cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) bằng phương pháp giâm hom chồi củ tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Đặng Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 135 - 139 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY TAM THẤT BẮC (PANAX PSEUDOGINSENG) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CHỒI CỦ TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Đặng Ngọc Hùng1*, Vũ Thị Phương2, Bùi Thị Thủy1 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay nghiên cứu và gây trồng cây Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) đang được quan tâm để bảo tồn nguồn gen, đồng thời phát triển loài cây dược liệu này ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi Đông Bắc, đang được người dân địa phương sử dụng làm thuốc và khai thác cạn kiệt. Việc nghiên cứu nhân giống có thể áp dụng trên mô hình vườn nhà là rất thích hợp và cần thiết để lưu giữ nguồn gen và bảo tồn loài cây dược liệu này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của loại củ giống, hỗn hợp đất trồng (thành phần hỗn hợp đất) và chế độ ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của củ giống cây (Panax pseu doginseng Ness) trồng trong điều kiện vườn ươm thấy rằng: loại củ già mang lại hiệu quả nhân giống ở mức khá cao và có ý nghĩa đối sản xuất cây giống qua các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ củ sống: 85,56%, tỷ lệ củ giống nảy chồi: 87,60%, củ ra rễ: 55,11% và chiều dài rễ: 8,50 cm, các chồi khỏe và mập. Thành phần hỗn hợp đất thích hợp (85% đất + 5% vỏ trấu + 10% phân vi sinh vật- phân trộn) cho tỷ lệ sống củ giống: 93%, chiều dài chồi: 7,94 cm, tỷ lệ nẩy mầm: 98%, số chồi/gốc: 97,55 chồi, tỷ lệ ra rễ: 66,67 cm. Nghiên cứu độ chiếu sáng đến khả năng kích thích nảy mầm và tỷ lệ sống của củ giống là quan trọng: Tổng số chồi bật 87,99 chồi, chiều dài chồi: 8,94 cm, số cặp lá/chồi: 3,67, chất lượng chồi và khả năng sinh trường của chồi là cao, chồi mập hơn, đều và thể hiện khả năng vươn dài hướng sáng, chồi xanh. Từ khóa: Cây Tam thất bắc, hom củ, Hoàng Su Phì, mức độ chiếu sáng, nhân giống ĐẶT VẤN ĐỀ* Việt Nam là nước có hệ thực vật phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006 ở Việt Nam có 3948 loại thực vật bậc cao, bậc thấp và Nấm lớn được dùng làm thuốc trong đó nhóm thực vật bậc cao có 3870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm bao gồm có 206 cây thuốc có khả năng khai thác [2]. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước và trên thế giới ngày càng tăng, riêng trong nước hàng năm cần 50.000 tấn cây dược liệu để chế xuất thuốc. Tuy nhiên tại nhiều địa phương trong cả nước người dân đang khai thác tận thu tận diệt nguồn dược liệu quý hiếm. Nhiều loại cây * Tel:0973.555.249; Email: hungtuaf@gmail.com thuốc quý đang đứng trước nguy cơ tận diệt như: Thất diệp nhất chi hoa, Hoàng đằng, Ba kích, Bình vôi, Thanh thiên quỳ, Tam thất bắc... [4;5]. Trong vài thập kỉ qua các loài cây dược liệu thu hút được sự quan tâm đáng kể; đặc biệt tiềm năng đóng góp của nó trong bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng cao… nhưng do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, người trồng dược liệu và doanh nghiệp nên không thúc đẩy được việc thành lập các vùng chuyên canh. Vấn đề nuôi trồng dược liệu chủ yếu là tự phát chưa có kế hoạch tổng thể và quy vùng sản xuất. Một số địa phương được coi là làng nghề trong lĩnh vực trồng dược liệu thì hiện nay đang bị đình đốn vì nhiều lý do khác nhau, số gia đình trồng cây thuốc và diện tích trồng cây thuốc trong làng nghề giảm dần. Hơn nữa trong những năm gần đây dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu của con người ngày một lớn trong khi đó diện tích rừng ngày 135 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đặng Ngọc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ một thu hẹp đã làm cho môi trường sống của nhiều loài cây dược liệu cũng bị thu hẹp, cùng với sự biến đổi khí hậu đã làm cho nhiều loài cây dược liệu suy giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng [5;6]. Tam thất bắc (Panax pseudoginseng) là một trong những loài cây dược liệu quý với nhiều công dụng: Bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo từ điển Việt Nam, Tam thất bắc dùng để trị thổ huyết, băng huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ít ngủ… Theo các tài liệu nước ngoài, Tam thất có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch…[2;3]. Nhưng hiện nay loài cây này đang ở mức báo động, vì phần lớn chúng ta đang khai thác từ tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sử dụng, trong khi đó lại có rất ít các công trình nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài cây dược liệu quý này. Để có cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài cây Tam thất bắc cần thiết phải nghiên cứu khả năng nhân giống và gây trồng. VẬT LIỆU, NỘI DUNG ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: