Danh mục

Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP và mối liên quan với một số chỉ số hóa sinh tim trên bệnh nhân suy tim

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định sự thay đổi nồng độ NT-proBNP (N terminal probrain natriuretic peptide) và mối liên quan với một số chỉ số hóa sinh tim trên BN suy tim. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP và mối liên quan với một số chỉ số hóa sinh tim trên bệnh nhân suy tim TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014 NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH TIM TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM Nguyễn Khắc Tùng*; Phạm Văn Trân** TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành trên 50 người bình thường, khỏe mạnh (nhóm chứng) và 56 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán suy tim (nhóm bệnh). Mục tiêu: xác định sự thay đổi nồng độ NT-proBNP (N terminal probrain natriuretic peptide) và mối liên quan với một số chỉ số hóa sinh tim trên BN suy tim. Phương pháp: chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham và phân độ mức độ suy tim theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch New York (New York Heart Assosiation - NYHA). Xác định nồng độ NT-proBNP, troponin-T, hs-CRP và hoạt độ enzym CK, CK-MB, GOT huyết tương. Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê bằng phần mềm SPSS 12.0. Kết quả: nồng độ NT-proBNP huyết tương trung bình ở nhóm bệnh 1212,09 ± 1219,44 pmol/l so với giá trị của người bình thường là 9,99 ± 3,76 pmol/l. Nồng độ NT-proBNP trung bình cho suy tim độ 2, 3 và 4 lần lượt là: 379,93 ± 195,19 pmol/l, 1391,96 ± 393,86 pmol/l và 3565,6 ± 412,98 pmol/l. Sự thay đổi nồng độ NT-proBNP tương ứng với phân độ NYHA. Nồng độ TnT và hoạt độ CK, CK-MB, GOT trong từng phân độ suy tim cao hơn giá trị bình thường. Hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP và nồng độ NT-proBNP là 0,492 (p < 0,001). Kết luận: nồng độ NT-proBNP huyết tương ở nhóm BN suy tim cao hơn so với nhóm chứng và tăng theo mức độ suy tim. Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ hs-CRP. * Từ khóa: Suy tim; NT-proBNP; hs-CRP. Research on NT-proBNP levels and its correlation with some cardiac biochemical parameters in patients with heart failure summary The study was conducted on 50 healthy persons (control group) and 56 patients with heart failure (disease group). Objective: Determine the change in NT-proBNP levels (probrain aminoterminal natriuretic peptide) and its correlation with some cardiac biochemical parameters in patients with heart failure. Methods: The diagnosis of heart failure is accorded to the Framingham criteria and classificaton of the degree of heart failure is accorded to criteria of New York Heart Association (NYHA). We determinated of the plasma NT-proBNP, troponin-T, hs-CRP concentrations and CK, CK-MB, GOT activity. The collected data is calculated with the SPSS software version 12.0. * Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Phạm Văn Trân (phamvantran@yahoo.fr) Ngày nhận bài: 21/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2014 Ngày bài báo được đăng: 28/05/2014 91 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014 Results: The concentration of plasma NT-proBNP is 1212.09 ± 1219.44 pmol/l in the patient group compared with 9.99 ± 3.76 pmol/l of the normal value. NT-proBNP concentration for heart failure class 2, 3 and 4, respectively are 379.93 ± 195.19 pmol/l, 1391.96 ± 393.86 pmol/l and 3565.6 ± 412.98 pmol/l. The change in NT-proBNP concentration corresponds with NYHA classification. TnT concentrations and CK, CK-MB, GOT activity in each heart failure class are higher than normal values but do not depend on the class of heart failure. The correlation coefficient between hs-CRP and NT-proBNP concentration was 0.492 (p < 0.001). Conclusion: The levels of plasma NT-proBNP were were significantly higher in patients with heart failure than in the healthy controls. It correlated positively with the degree of severity of heart failure and hs-CRP levels. * Key words: Heart failure; NT-proBNP; hs-CRP. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, khoảng 5 triệu BN đang điều trị suy tim và mỗi năm có gần 500.000 BN suy tim mắc mới. Hàng năm có khoảng 12 - 15 triệu lượt BN chính thức đến khám vì suy tim và số ngày điều trị suy tim trong bệnh viện là 6,5 triệu ngày [2]. Có nhiều cách phân loại suy tim, nhưng chủ yếu phân loại dựa theo chức năng tim. Theo đó, suy tim có hai loại, suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Phân biệt hai hình thái suy tim nói trên chủ yếu dựa vào phân số tống máu (EF) của thất trái đo trên siêu âm hai bình diện. Suy tim tâm thu thường gặp nhất, chiếm khoảng 70% các trường hợp suy tim nói chung [1]. Suy tim không chỉ là hậu quả của quá tải hay tổn thương cơ tim, mà còn là hậu quả của những thay đổi về thần kinh - nội tiết, các thay đổi về sinh hóa… tác động lên tế bào cơ tim và mô kẽ. Các enzym, kích thích tố và yếu tố gây rối loạn chức năng tế bào cơ tim gọi chung là dấu ấn sinh học ngày càng trở nên quan trọng. Braunwald xếp các dấu ấn sinh học vào 6 nhóm: viêm, stress oxy hóa, tái tạo gian bào (extracellular - matrix remodeling), thần kinh - nội tiết, tổn thương tế bào tim, stress tế bào tim. Một số dấu ấn sinh học đã được áp dụng trong sàng lọc, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị suy tim như: C-Reactive Protein (CRP) giúp phân loạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: