Danh mục

Nghiên cứu phân chia hệ thống chủ đề sinh học các cấp độ tổ chức sống trong dạy học sinh học phổ thông

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 739.62 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đưa ra một số tiêu chí cơ bản dựa trên tiếp cận sinh học hệ thống để phân chia và xác định số lượng các CĐTCS. Từ đó, xác định nội hàm các chủ đề sinh học các CĐTCS giúp định hướng việc cấu trúc hóa nội dung của các chủ đề theo hướng hiện đại hóa nội dung sách giáo khoa (SGK) sinh học để hội nhập quốc tế, và khắc phục việc biên soạn nội dung SGK Sinh học là các kiến thức chuyên ngành sinh học thuần túy như hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phân chia hệ thống chủ đề sinh học các cấp độ tổ chức sống trong dạy học sinh học phổ thôngBÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ SINH HỌCCÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHỔ THÔNG DƯƠNG TIẾN SỸ 1, *, NGUYỄN THỊ QUYÊN 2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: tiensyduong@gmail.com 2 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội Tóm tắt: Sinh giới tồn tại với nhiều cơ cấu hệ thống khác nhau, đan xen với nhau trong các mối quan hệ chằng chịt và có hiện tượng chồng chất cơ cấu. Trên thế giới, có tới hàng trăm bộ sách nghiên cứu phân chia các cấp độ tổ chức sống (CĐTCS) khác nhau là do các cách tiếp cận khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Hiện nay, trong triết học cũng như trong Sinh học còn đang có nhiều tranh luận về tiêu chuẩn phân loại và xác định số lượng các các CĐTCS. Bài viết này đưa ra một số tiêu chí cơ bản dựa trên tiếp cận sinh học hệ thống để phân chia và xác định số lượng các CĐTCS. Từ đó, xác định nội hàm các chủ đề sinh học các CĐTCS giúp định hướng việc cấu trúc hóa nội dung của các chủ đề theo hướng hiện đại hóa nội dung sách giáo khoa (SGK) sinh học để hội nhập quốc tế, và khắc phục việc biên soạn nội dung SGK Sinh học là các kiến thức chuyên ngành sinh học thuần túy như hiện nay. Từ khóa: Hệ thống, chủ đề sinh học, cấp độ tổ chức sống.1. MỞ ĐẦU Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn sinh học phổ thông hiện nay đượcxây dựng theo tiếp cận các CĐTCS, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn. Nhưng SGK Sinh học phổthông hiện hành, đặc biệt là ở bậc Trung học Phổ thông (THPT) lại biên soạn theo các kiếnthức chuyên ngành hẹp như Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học, nghĩa là duy trì quanđiểm đơn môn nên chưa quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển chương trình. Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng các chủ đề trong dạy học Sinh học các CĐTCS,không chỉ giúp hiện đại hóa chương trình Sinh học phổ thông theo hướng hội nhập quốc tế,tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thứcsinh học có tính nguyên lý, cơ sở cho quy trình công nghệ ứng dụng sinh học hiện đại; mà còntạo thuận lợi cho việc tích hợp các đặc trưng sống của các CĐTCS với các mặt giáo dục khácnhau nảy sinh ngày càng nhiều theo yêu cầu của xã hội, trong đó có giáo dục môi trường vàbiến đổi khí hậu MT & BĐKH), vì bất kỳ một sự thay đổi nào về MT & BĐKH đều ảnhhưởng đến các chức năng sống của các CĐTCS. Do đó, các chủ đề sinh học về các đặc trưngsống của các CĐTCS có ưu thế và nhiều tiềm năng khai thác tri thức tích hợp nhằm phát triểnnăng lực cho học sinh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu phân chia và xác định số lượng các CĐTCS, từ đó xâydựng hệ thống các chủ đề sinh học và định hướng việc cấu trúc hóa nội dung những kiến thứcchuyên ngành thành các chủ đề Sinh học các CĐTCS.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống các chủ đề sinh học trong dạy học sinh học các CĐTCS. 277 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ2.2. Phương pháp nghiên cứu - Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để thuthập thông tin và nghiên cứu phân tích, so sánh một số khái niệm về dạy học kết hợp nhằmphát hiện ra những nét độc đáo riêng và những quan niệm chung về mô hình dạy học kết hợp.Từ đó, khái quát hóa dấu hiệu chung về mô hình dạy học kết hợp làm cơ sở đề xuất cácnguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp để vận dụng vào quá trình dạy họcở các trường đại học có hiệu quả. - Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đểsắp xếp các tài liệu thu được trong quá trình phân tích thành hệ thống lôgic chặt chẽ, theotừng nội dung khoa học, từng dấu hiệu bản chất để dễ nhận biết, dễ lựa chọn và sử dụng trongviệc đề xuất các nguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp. Kết quả nghiên cứu lý thuyết quyết định chất lượng của bài báo, cần cho sự phân tích, lýgiải các kết quả nghiên cứu, khái quát hóa và hệ thống hóa thành một hệ thống các nguyên tắccó kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống). Do vậy, phương pháp nghiên cứu lý thuyếtđược duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Nghiên cứu phân chia và xác định số lượng các cấp độ tổ chức sống ...

Tài liệu được xem nhiều: