Danh mục

Nghiên cứu phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á: Phần 2

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.69 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (125 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn sách "Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á" tiếp tục trình bày những nội dung bao gồm: thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Đông Á; quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Đông Á;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á: Phần 2 Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG Á Với những lợi thế đã nêu ở chương 3, Việt Nam đã tận dụng và phát huy lợi thế trong phát triển QHTM với các nước Đông Á. Mặc dù từ 2018 đến nay, môi trường thế giới có những biến động khó lường từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, xu hướng bảo hộ thương mại, khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị và đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, và gần đây hơn là cuộc chiến Nga – Ukraina song nhìn chung, QHTM giữa Việt Nam với các nước Đông Á đã và đang có những bước phát triển trên mọi mặt, thể hiện ở: Thứ nhất, từ khía cạnh nhà nước tạo khuôn khổ cho việc thiết lập QHTM với các nước Đông Á - Đàm phán, ký thỏa thuận hợp tác: Cơ sở phát triển QHTM Việt Nam với Đông Á thời gian qua được dựa trên các hiệp định song/đa phương được ký kết giữa các bên. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam và ASEAN đã ký các Hiệp định với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Các hiệp định này tập trung vào các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và bắt đầu có hiệu lực thực thi trong giai đoạn 2007-2010. Việt Nam với tư cách thành viên ASEAN cũng tích cực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế ATIGA để hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Trong khuôn khổ song phương, trong giai đoạn 2007- 2017, Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Trong đó, VKFTA được xem là một “FTA thế hệ mới” với các nội dung cam kết mang tính toàn diện gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại. Hiện tại, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN với các đối tác, Việt Nam và các thành viên ASEAN đang thực thi RCEP. - Tham gia các diễn đàn, chương trình hợp tác khu vực: Trong hợp tác Đông Á, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào diễn đàn đa phương. Trong ASEAN, Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn 75 đầu (ASEAN-led mechanisms) như ASEAN+3 (ASEAN plus Three – APT), cấp cao Đông Á (EAS), diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)... Sự tham gia tích cực này khẳng định vị thế ngày càng nâng lên của Việt Nam trong các quan hệ khu vực. Ngoài các diễn đàn đa phương, Việt Nam tham gia vào các sáng kiến hợp tác khu vực, đặc biệt với Trung Quốc và ASEAN. Nội dung hợp tác trong các chương trình/sáng kiến có sự đa dạng trên các lĩnh vực, trong đó đều nhấn mạnh đến khai thác lợi thế để phát triển kinh tế, thương mại, hướng đến sự phát triển bền vững. Cụ thể: + Chương trình hợp tác Mê Kông – Lan Thương triển khai từ năm 2016 giữa Trung Quốc với 5 nước ASEAN (Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cambodia) với 3 trọng tâm hợp tác: chính trị an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, VH-XH và giao lưu nhân dân. + Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS 6) gồm 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc với 5 nước ASEAN là Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Myanmar. Mục tiêu của GMS là “xây dựng một Tiểu vùng phát triển thịnh vượng, hội nhập và bình đẳng”. GMS hiện đang triển khai Khung Chiến lược hợp tác 2012-2022. Trong khuôn khổ hợp tác, tính đến tháng 12/2017, các dự án hợp tác trong GMS tại Việt Nam có quy mô khoảng 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khoản vay/trợ cấp của GMS. Việt Nam cũng tham gia nhiều sáng kiến khác nhau của hợp tác GMS như Hiệp định tạo thuận lợi giao thông qua biên giới (CBTA) các nước GMS; Nghiên cứu chiến lược ngành giao thông tiểu vùng; Xây dựng Khung chiến lược thúc đẩy thương mại và đầu tư; Diễn đàn Kinh doanh GMS... GMS hiện là một trong những chương trình thành công nhất về hợp tác và hội nhập khu vực ở châu Á (Diệu An, 2018). + Các chương trình hợp tác khu vực khác Việt Nam tham gia gồm : Hợp tác trong Ủy hội sông Mê Kông, Hợp tác Mê Kông – Nhật Bản, Hợp tác Mê Kông – Hàn Quốc, Tam giác phát triển Cambodia-Lào-Việt Nam, Hợp tác 4 nước CLMV (Cambodia-Lào-Myanmar-Việt Nam), Khuôn khổ hợp tác kinh tế ACMECS gồm 5 nước Cambodia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar... Thứ hai, trên khía cạnh nhà nước sử dụng công cụ quản lý để thúc đẩy và phát triển QHTM với các nước Đông Á - Thành lập cơ chế theo dõi, phát triển thương mại: Trong khuôn khổ thực thi các hiệp định thương mại được ký kết, ASEAN và các đối tác thiết lập nhiều cơ chế hỗ trợ, hợp tác như: ra các tuyên bố chung, xây dựng chương 76 trình hành động, tiến hành hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ hợp tác ASEAN với đối tác, tổ chức hội nghị bộ trưởng, thực hiện các cuộc gặp quan chức cấp cao... - Thành lập cơ chế hỗ trợ thương mại cho các chủ thể thương mại trong nước: Các Bộ, ngành trong nước cũng tích cực tham gia vào quá trình hỗ trợ các chủ thể trong nước thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước Đông Á. Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành nghị định và thông tư về biểu thuế XNK và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để thực hiện các FTA đã ký, theo lộ trình. Bộ Công thương và Cục xúc tiến thương mại cũng phối hợp với các Trung tâm ASEAN tại Nhật Bản (AJC), Hàn Quốc (AKC), Trung Quốc (ACC), thương vụ tại các quốc gia này và ASEAN để tổ chức chương trình/đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại, tổ chức các hội thảo giao thương... Ngoài ra, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng tăng cường đàm phán với các đối tác Đông Á liên quan đến công nhận tiêu chuẩn, tạo điều kiện xuất khẩu nông sản Việt Nam... Đa số các nước Đông Á đều là thành viên của WTO, vì vậy các tranh chấp phát sinh trong thương mại thường được giải quyết trên nền tảng luật pháp của WTO hoặc trong khuôn khổ cam kết của các FTA đã ký. Thông thường, cơ chế giải quyết được xác định giữa chính phủ các nước có tranh chấp. Tuy ...

Tài liệu được xem nhiều: