Danh mục

Nghiên cứu quy trình thiết kế chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần giáo dục khai phóng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, việc phát triển chương trình đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu lí thuyết về quy trình thiết kế chương trình đào tạo đại học dựa trên tinh thần giáo dục khai phóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu quy trình thiết kế chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần giáo dục khai phóng70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO TINH THẦN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG Nguyễn Văn Tuân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hiện nay, việc phát triển chương trình đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo đại học có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội và nhu cầu học tập của người học. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, chưa có nhiều trường đầu tư đúng mức cho công việc này. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu lí thuyết về quy trình thiết kế chương trình đào tạo đại học dựa trên tinh thần giáo dục khai phóng. Từ khóa: Quy trình, thiết kế chương trình, đào tạo, giáo dục khai phóng Nhận bài ngày 01.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.6.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Tuân; Email: tuannv@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, xu thế pháttriển giáo dục là hướng vào “phát triển con người”, “phát triển nguồn nhân lực”, hình thànhnhững năng lực cơ bản mà thời đại mới đòi hỏi. Để làm được điều này, chương trình đàotạo (CTĐT) của các trường đại học đóng một vai trò quan trọng và phải được phát triểnliên tục nhằm tương thích với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ.Như vậy, CTĐT đại học không thể được xây dựng, thiết kế một lần và dùng mãi mãi, màphải được phát triển, bổ sung, hoàn thiện theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế, xãhội, khoa học và công nghệ, theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Việc thích ứngcủa CTĐT với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ thể hiện vai trò,tầm quan trọng của CTĐT đối với chất lượng đào tạo của trường đại học. CTĐT ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học từng học phần, môn học, tác động trực tiếp đếnchất lượng đào tạo của trường đại học. Do đó, có thể nói, CTĐT góp phần quan trọng trongviệc xây dựng văn hoá chất lượng, hình ảnh, thương hiệu, uy tín của trường đại học. VaiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 71trò và tầm quan trọng của CTĐT như nói trên làm cho vấn đề quản lí việc phát triển CTĐTtrở thành cấp thiết, có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của một trường đại học. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội vớiđịnh hướng trở thành trường đào tạo đa ngành và phấn đấu không ngừng trong phát triểnvà đổi mới các CTĐT nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội, nhu cầu của người học.Tuy nhiên, đánh giá trên tổng thể thì hiện nay việc phát triển các CTĐT đáp ứng yêu cầuxã hội của Nhà trường vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Với ý nghĩa đó, việc đề xuất quytrình thiết kế một CTĐT phù hợp là cấp thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.2. NỘI DUNG2.1. CTĐT (Curriculum) Là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, mộtngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cầnđào tạo, chỉ rõ những gì ta có thể trông đợi ở sinh viên sau khoá học, nó phác họa quy trìnhcần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo vàcác cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, và tất cả những cái đó được sắp xếp theomột thời gian biểu chặt chẽ” (Wentling 1993).2.2. Phát triển CTĐT Được hiểu là quá trình liên tục hoàn thiện CTĐT, bao hàm cả việc biên soạn hay xâydựng một chương trình mới hoặc cải tiến một CTĐT hiện có.2.3. Tinh thần khai phóng Thuật ngữ “khai phóng” khi vận dụng vào chính trị, xã hội tạo thành phạm trù “tinhthần khai phóng”. Phạm trù này có hàm ý: thực hiện các tác động để khai minh (khai sáng)cho con người, giúp con người giải phóng được số phận của mình, tiến tới trạng thái tốtđẹp: Tự do hơn, hạnh phúc hơn.2.4. Giáo dục khai phóng Giáo dục khai phóng (liberal education) là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do. Nó dựatrên khái niệm các môn khai phóng trong thời Trung cổ, hay gần hơn là chủ nghĩa tựdo trong thời Khai minh. Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kì (Association ofAmerican Colleges and Universities) mô tả giáo dục khai phóng là một triết lí giáo dục cungcấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kĩ năng có thể chuyển đổi được, vàmột cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức và sự can dự vào đời sống công dân.... Phạmvi của g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: