Danh mục

Nghiên cứu rủi ro tín dụng của các công ty thuộc nhóm VN30 bằng mô hình Merton

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.96 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở lý luận của mô hình Merton dùng để đánh giá xác suất vỡ nợ của các công ty. Để tính giá trị tài sản và độ biến động của nó tác giả đã sử dụng phương pháp lặp. Ngôn ngữ R là công cụ hiệu quả được sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu rủi ro tín dụng của các công ty thuộc nhóm VN30 bằng mô hình Merton KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 25. NGHIÊN CỨU RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM VN30 BẰNG MÔ HÌNH MERTON ThS. Nguyễn Đức Bằng Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Bài viết trình bày cơ sở lý luận của mô hình Merton dùng để đánh giá xác suất vỡ nợ của các công ty. Để tính giá trị tài sản và độ biến động của nó tác giả đã sử dụng phương pháp lặp. Ngôn ngữ R là công cụ hiệu quả được sử dụng. Dữ liệu dùng để đánh giá được tác giả thu thập gồm các công ty thuộc nhóm VN30 niêm yết trên sàn HOSE. Kết quả cho thấy có 17 công ty thuộc diện rủi ro vỡ nợ rất thấp với xác suất vỡ nợ sau 1 năm dưới 1%, có 10 công ty thuộc diện rủi ro vỡ nợ thấp với xác suất vỡ nợ sau 1 năm từ 1,82% đến 12,01%, có 2 công ty thuộc diện vỡ nợ cao là CTD và SSI với xác suất vỡ nợ lần lượt là 35,22% và 40,25%, đặt biệt trường hợp của ROS có xác suất vỡ nợ rất lớn 99,95%. Từ khóa: Mô hình Merton, Xác suất vỡ nợ, Rủi ro tín dụng. 1. GIỚI THIỆU Kinh tế thế giới chứng kiến nhiều giai đoạn khủng hoảng khó khăn với hệ quả là nhiều công ty bị phá sản, hệ thống ngân hàng điêu đứng và cả nền kinh tế đi xuống. Nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều công ty bị phá sản khiến cho nợ xấu của cả nền kinh tế tăng cao. Các ngân hàng cho các công ty này vay tiền gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đó. Do đó, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng luôn được của các chủ nợ đặt lên hàng đầu. Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là xác suất doanh nghiệp mất khả năng 262 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN thanh toán các nghĩa vụ tài chính theo cam kết (Klieštik và Cúg, 2015). Rủi ro tín dụng là loại rủi ro đầu tiên được đưa vào trong hiệp ước Basel I, nó cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị loại rủi ro này. Ngày nay, các mô hình toán học đã giúp chúng ta tính toán được xác suất vỡ nợ của các công ty. Nhờ đó, các nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định khi thẩm định mức độ rủi ro khi đầu tư vào các công ty. Các mô hình định lượng rủi ro tín dụng tiêu biểu gồm có: mô hình Merton, mô hình KMV, CreditMetrics, CreditRisk+ và CreditPortfolioView. Trong đó, mô hình Merton (1974) được xem như là mô hình đầu tiên trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng. Trên thế giới, các nghiên cứu mô hình Merton theo hướng thực nghiệm có những kết quả tiêu biểu như: Vassalou (2004) là nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình này đánh giá ảnh hưởng của rủi ro vỡ nợ lên giá cổ phiếu; Bharath (2004) đã sử dụng mô hình Hazard để kiểm định giả thiết liệu rằng mô hình Merton có hiệu quả thống kê trong dự báo vỡ nợ và kết quả cho thấy giả thiết này bị bác bỏ; Hillegeist (2004) đã kiểm định khả năng dự báo phá sản của mô hình Merton là tốt hơn các mô hình Altman Z-score và Ohlson O-score. Tại Việt Nam, gần đây cũng có nhiều nghiên cứu về mô hình này. Lâm Chí Dũng & Phan Đình Anh (2009) đã sử dụng mô hình KMV để định lượng rủi ro tín dụng trong việc sử dụng tài sản bảo đảm gắn liền với hành vi sử dụng vốn của người vay, thông qua khảo sát ảnh hưởng của các biến: tỷ lệ vốn cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn của người vay và số lần người vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm. Lê Đạt Chí & Lê Tuấn Anh (2012) đã cố gắng kết hợp phương pháp CVaR và mô hình KMV-Merton để đo lường rủi ro vỡ nợ trong thị trường tài chính Việt Nam dựa trên những bằng chứng thực nghiệm trước và sau năm 2008. Nguyễn Thị Cành & Phạm Chí Khoa (2014) đã tính toán xác suất phá sản của các khách hàng doanh nghiệp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trên và đồng thời sử dụng phương pháp lặp để tính toán giá trị tài sản, tỷ suất lợi nhuận và độ biến động của giá trị tài sản của công ty thuộc nhóm VN30 niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, tính toán xác suất vỡ nợ sau 1 năm của các công ty này. 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình Merton xem xét giá trị tài sản (asset value) của một công ty là quá trình 263 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ngẫu nhiên Vt phụ thuộc thời gian t và có thể diễn tả bằng chuyển động hình học Brown: dVt = µV .Vt .dt + σ V .Vt .dWt (1) Trong đó: • µV là tỷ suất lợi nhuận gộp liên tục dự kiến trên giá trị tài sản của công ty; • σV là độ biến động giá trị tài sản của công ty; • dWt là quá trình Wiener tiêu chuẩn (Standard Wiener Process). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: