Danh mục

Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học SH - BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đắk nông

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.34 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày kết quả và thảo luận về khối lượng sản xuất, thành phần và hàm lượng vi sinh vật trong chế phẩm SH - BV1, nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học SH - BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đắk nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học SH - BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đắk nôngVIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNGHIÊN CỨU SẢN XUẤT, ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SH-BV1PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG VÀ NẤM BỆNH HẠI RỄ HỒ TIÊU, CÀ PHÊỞ GIA LAI VÀ ĐĂK NÔNGNguyễn Thị Chúc Quỳnh1, Trần Văn Huy1, Nguyễn Thu Hà2,Lê Văn Trịnh , Vũ Thị Hiền1, Phạm Thị Minh Thắng1, Phùng Quang Tùng11Viện Bảo vệ Thực vật2Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa1TÓM TẮTChế phẩm SH-BV1 gồm 6 loài vi sinh vật: A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B.subtilis, T. harzianum và M. anisopliae và thảo mộc. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ hồ tiêu tạiGia Lai đạt 59,60 - 82,98%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88 – 68,27%, trừ nấmFusarium spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,55 - 78,15%. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê tạiĐắc Nông đạt 61,77 - 79,32%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất cà phê đạt 69,82 – 74,68%.Từ khóa: SH-BV1, hồ tiêu, cà phê, tuyến trùng, Fusarium, PhytophthoraI. MỞ ĐẦUCà phê và hồ tiêu là hai loại cây côngnghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trongnhững năm gần đây Việt Nam luôn đứng vị tríhàng đầu thế giới về xuất khẩu hai mặt hàngnông sản này. Cùng với sự phát triển về diệntích, sản lượng cà phê và hồ tiêu thì dịch hạicũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đối vớicây hồ tiêu, bệnh chết nhanh và hội chứng chếtchậm đã và đang diễn ra khá nghiêm trọng ở tấtcả các vùng trồng tiêu trong cả nước. Bệnh đãgây hại nặng hàng chục ngàn hecta tiêu tại cáctỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk,Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,...[2, 4, 5]. Trên cà phê, hiện tượng vàng lá vàchết dần xảy ra khá phổ biến vào mùa khô tạitất cả các vùng trồng cà phê của cả nước: ĐăkLăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, QuảngTrị, Nghệ An,...[2, 5].Nguyên nhân chính gây nên dịch hại trênchủ yếu là: tập đoàn tuyến trùng gây hại rễ nhưMedoilogyne, Pratylenchus, Rotylenchulus,…và các loại nấm bệnh trong đất nhưPhytophthora,Fusarium,PythiumvàRhizoctonia,... [1, 3] dẫn đến sự phát triểnkhông bền vững của sản xuất và xuất khẩu hồtiêu, cà phê của nước ta. Để phòng trừ các dịchhại trên, nông dân đã sử dụng rất nhiều thuốcbảo vệ thực vật hóa học trừ tuyến trùng và nấmbệnh. Việc sử dụng thuốc hoá học như trên đãlàm suy thoái đất trồng trọt, tiêu diệt tập đoànvi sinh vật có ích trong đất và gây ô nhiễm môitrường đất, nước nghiêm trọng.960Trong mười năm qua, Viện Bảo vệ Thựcvật đã tập trung nghiên cứu thành công chếphẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ dịch hại trêncây cà phê, hồ tiêu. Bài báo trình bày kết quảnghiên cứu sử dụng chế phẩm SH-BV1 trongphòng trừ tuyến trùng, nấm hại cây hồ tiêu, càphê ở Gia Lai và Đăk Nông, góp phần nângcao năng suất, chất lượng hồ tiêu, cà phê vàbảo vệ môi trường.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu- Các vi sinh vật trong chế phẩm SH-BV1:A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B.subtilis, T. harzianum và M. anisopliae.- Vườn hồ tiêu, cà phê kinh doanh tạiIaBlang - Chư Sê - Gia Lai và Nâm N’Jang Đăk Song - Đăk Nông. Tuyến trùng, nấmFusarium, Phytophthora gây hại rễ hồ tiêu.Tuyến trùng, nấm Fusarium gây hại rễ cà phê.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Mô hình hồ tiêu: 1ha/ 2 mô hình, triểnkhai từ năm 2012, thử nghiệm 3 năm liên tục,tại thôn 6, xã IaBlang, huyện Chư Sê, tỉnh GiaLai trên vườn hồ tiêu kinh doanh 9 năm tuổi (tỷlệ cây biểu hiện hội chứng chết chậm khoảng 5%,cây sinh trưởng phát triển kém 10%, chết nhanh1%), vườn tiêu 12 năm tuổi (tỷ lệ cây biểu hiệnhội chứng chết chậm khoảng 50%, cây sinhtrưởng phát triển kém 30%), được bố trí nhưsau: Mô hình: bón 0,7 tấn SH-BV1/ha/ lần (bónHội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai2 lần/ năm x 3 năm - đầu và cuối mùa mưahàng năm). Đối chứng (tập quán nông dân –Nokaph 10GR: 50kg/ha hoặc Diaphos 10G: 20kg/ha – 1 lần/ năm x 3 năm - vào đầu mùa mưahàng năm).2.2.2. Mô hình cà phê kinh doanh: 1 ha tại xãNâm N’Jang, Đắk Song, Đắk Nông, trên vườn càphê kinh doanh 13 năm tuổi (Tỷ lệ cây chết 5%,cây sinh trưởng phát triển kém 10%, cây vàng lá10%), được bố trí như sau: Mô hình: bón 0,7 tấnSH-BV1/ ha/ lần (bón 2 lần/ năm x 3 năm - đầuvà cuối mùa mưa hàng năm). Đối chứng(không).- Xác định mật độ tuyến trùng trong đất,rễ: Tuyến trùng trong đất, rễ hồ tiêu được lọcbằng phương pháp lọc Berman có cải tiến.Phân tích nấm trong đất hồ tiêu (Fusarium,Trichoderma): Đất nghiền nhỏ, trộn đều, phaloãng 10-2, trang lên môi trường PPA(Fusarium), Czapec - Dox (Trichoderma) vàđếm số lượng tản nấm hình thành trên đĩa petrisau 5-7 ngày. Công thức tính số lượng bào tửnấm/g đất:∑CN = –––––––d.V.nTrong đó: N: là số vi sinh vật trong mộtđơn vị kiểm tra (CFU/g); ∑C: là tổng số khuẩnlạc đếm được trên các đĩa Petri; n: là số đĩapetri; d là độ pha loãng; V: là thể tích dungdịch pha loãng cho vào mỗi đĩa.- Phân tích nấm Phytophthora: Sử dụngphương ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: