Nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 801.37 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu hành vi chi tiêu và sở thích mua sắm của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng. Với một quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu với mục đích khám phá tìm hiểu về hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin về mức thu nhập, số tiền chi cho một chuyến du lịch, cơ cấu khoản tiền mua sắm, địa điểm mua sắm của du khách, hình thức du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 NGHIÊN CỨU SỞ THÍCH MUA SẮM VÀ HÀNH VI CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN ĐÀ NẴNG SHOPPING PREFERENCE AND EXPENDITURE BEHAVIORS FOR DOMESTIC TOURISTS WHO COME TO DA NANG ThS. Lưu Cẩm Trúc & PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương luucamtruc@gmail.com & phamthilanhuong@due.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu nỗ lực để tìm hiểu hành vi chi tiêu và sở thích mua sắm của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng. Với một quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu với mục đích khám phá tìm hiểu về hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin về mức thu nhập, số tiền chi cho một chuyến du lịch, cơ cấu khoản tiền mua sắm, địa điểm mua sắm của du khách, hình thức du lịch. Đồng thời, tìm hiểu sở thích mua sắm của du khách với các thông tin về mức độ ưa thích đối với các sản phẩm; những sản phẩm, dịch vụ mà du khách mong đợi, đánh giá các thuộc tính của sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm thiết kế bản câu hỏi và điều tra, phỏng vấn hơn 150 du khách đến Đà Nẵng. Những kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị phát triển du lịch Đà Nẵng hiệu quả hơn. Từ khoá: Sở thích mua sắm; hành vi chi tiêu; khách du lịch nội địa; thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT This research attempts to expand the understanding shopping preference and expenditure behaviors of domestic tourists in Da Nang destination. By a scientific process and method, this study aims to explore expenditure behaviors as: income, spending funds for a trip, the structure of shopping budgets, shopping destination, travel mode as well as tourism shopping preference as: the preference level of products, products expectations, products reviews. This study used both qualitative and quatitative methods to design questionnaire, interview more 150 tourists in Da Nang city. The results show that transport activities are the highest amount of money Base on the results of this research, managerial insights and practical implications for developing tourism Da Nang. Key Words: Shopping preference; expenditure behaviors; domestic tourisms; Da Nang city. 1. Đặt vấn đề Ngành du lịch Đà Nẵng sau hơn 40 năm đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Với phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 theo nghị quyết số 33/NQ – TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng nêu rõ “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”. Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách”. Với phương hướng trên, nhìn chung thực trạng triển khai chiến lược cho thấy thành phố đã thực sự nỗ lực trong việc bám sát mục tiêu và chiến lược đề ra, nhiều dự án du lịch đã đi vào hoạt động và có kết quả tốt và du lịch Đà Nẵng từng bước trở thành ngành mũi nhọn của thành phố. Điểm đến Đà Nẵng được nhiều trang mạng, tạp chí uy tín và nổi tiếng thế giới, du khách và các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá cao như tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia đã bình chọn Đà Nẵng nằm trong top 336 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (trong hai năm 2013-2014), trang Trip Advisor công bố Đà Nẵng là thành phố nằm trong top 10 điểm đến mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2015 do khách du lịch bình chọn, tờ New York Times bình chọn Đà Nẵng là một trong 52 điểm đến nổi bật thế giới [8]. Theo báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, năm 2015, tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014. Trong số 4,6 triệu lượt khách kể trên, ước có 1,25 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,8% so với năm 2014; khách nội địa ước đạt 3,35 triệu lượt, tăng 17% so với năm 2014. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 12.700 tỉ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014. Và trong quý 1 năm 2016, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.040.169 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ 2015. Những kết quả trên được xem là những bước tiến quan trọng của ngành du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra khách du lịch của Dự án EU tại một số điểm du lịch (Partale & Thư, 2014) công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An thì dù lượng khách du lịch Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%. Và điểm đến du lịch Đà Nẵng cũng không nằm ngoài thực trạng này. Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một điểm đến hấp dẫn bền vững trong mắt du khách không chỉ đơn thuần bằng cách làm thu hút, gia tăng lượng khách du lịch và tổng doanh thu hàng năm mà song song với định hướng đó thì điểm đến Đà Nẵng cần phải tập trung giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ chân du khách ở lại lâu hơn và đẩy mạnh chi tiêu nhiều hơn khi đến Đà Nẵng. Xuất phát từ vấn đề trên, bài báo nhằm nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của du khách nội địa đến Đà Nẵng. Từ đó, để các nhà quản trị có định hướng phát triển phù hợp hơn đối với phát triển d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 NGHIÊN CỨU SỞ THÍCH MUA SẮM VÀ HÀNH VI CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN ĐÀ NẴNG SHOPPING PREFERENCE AND EXPENDITURE BEHAVIORS FOR DOMESTIC TOURISTS WHO COME TO DA NANG ThS. Lưu Cẩm Trúc & PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương luucamtruc@gmail.com & phamthilanhuong@due.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu nỗ lực để tìm hiểu hành vi chi tiêu và sở thích mua sắm của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng. Với một quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu với mục đích khám phá tìm hiểu về hành vi chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Đà Nẵng với các thông tin về mức thu nhập, số tiền chi cho một chuyến du lịch, cơ cấu khoản tiền mua sắm, địa điểm mua sắm của du khách, hình thức du lịch. Đồng thời, tìm hiểu sở thích mua sắm của du khách với các thông tin về mức độ ưa thích đối với các sản phẩm; những sản phẩm, dịch vụ mà du khách mong đợi, đánh giá các thuộc tính của sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm thiết kế bản câu hỏi và điều tra, phỏng vấn hơn 150 du khách đến Đà Nẵng. Những kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị phát triển du lịch Đà Nẵng hiệu quả hơn. Từ khoá: Sở thích mua sắm; hành vi chi tiêu; khách du lịch nội địa; thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT This research attempts to expand the understanding shopping preference and expenditure behaviors of domestic tourists in Da Nang destination. By a scientific process and method, this study aims to explore expenditure behaviors as: income, spending funds for a trip, the structure of shopping budgets, shopping destination, travel mode as well as tourism shopping preference as: the preference level of products, products expectations, products reviews. This study used both qualitative and quatitative methods to design questionnaire, interview more 150 tourists in Da Nang city. The results show that transport activities are the highest amount of money Base on the results of this research, managerial insights and practical implications for developing tourism Da Nang. Key Words: Shopping preference; expenditure behaviors; domestic tourisms; Da Nang city. 1. Đặt vấn đề Ngành du lịch Đà Nẵng sau hơn 40 năm đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Với phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 theo nghị quyết số 33/NQ – TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng nêu rõ “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”. Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách”. Với phương hướng trên, nhìn chung thực trạng triển khai chiến lược cho thấy thành phố đã thực sự nỗ lực trong việc bám sát mục tiêu và chiến lược đề ra, nhiều dự án du lịch đã đi vào hoạt động và có kết quả tốt và du lịch Đà Nẵng từng bước trở thành ngành mũi nhọn của thành phố. Điểm đến Đà Nẵng được nhiều trang mạng, tạp chí uy tín và nổi tiếng thế giới, du khách và các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá cao như tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia đã bình chọn Đà Nẵng nằm trong top 336 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (trong hai năm 2013-2014), trang Trip Advisor công bố Đà Nẵng là thành phố nằm trong top 10 điểm đến mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2015 do khách du lịch bình chọn, tờ New York Times bình chọn Đà Nẵng là một trong 52 điểm đến nổi bật thế giới [8]. Theo báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, năm 2015, tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014. Trong số 4,6 triệu lượt khách kể trên, ước có 1,25 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,8% so với năm 2014; khách nội địa ước đạt 3,35 triệu lượt, tăng 17% so với năm 2014. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 12.700 tỉ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014. Và trong quý 1 năm 2016, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.040.169 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ 2015. Những kết quả trên được xem là những bước tiến quan trọng của ngành du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra khách du lịch của Dự án EU tại một số điểm du lịch (Partale & Thư, 2014) công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An thì dù lượng khách du lịch Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%. Và điểm đến du lịch Đà Nẵng cũng không nằm ngoài thực trạng này. Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một điểm đến hấp dẫn bền vững trong mắt du khách không chỉ đơn thuần bằng cách làm thu hút, gia tăng lượng khách du lịch và tổng doanh thu hàng năm mà song song với định hướng đó thì điểm đến Đà Nẵng cần phải tập trung giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ chân du khách ở lại lâu hơn và đẩy mạnh chi tiêu nhiều hơn khi đến Đà Nẵng. Xuất phát từ vấn đề trên, bài báo nhằm nghiên cứu sở thích mua sắm và hành vi chi tiêu của du khách nội địa đến Đà Nẵng. Từ đó, để các nhà quản trị có định hướng phát triển phù hợp hơn đối với phát triển d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị kinh doanh Hành vi mua sắm Hành vi chi tiêu Khách du lịch nội địa Du lịch thành phố Đà NẵngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trên Shopee tại TP. Hồ Chí Minh
10 trang 556 11 0 -
99 trang 390 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K
9 trang 361 1 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 341 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 336 0 0 -
115 trang 320 0 0
-
146 trang 316 0 0
-
98 trang 315 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 299 0 0 -
96 trang 243 3 0