Danh mục

Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ một số yếu tố viêm không đặc hiệu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp trước và sau điều trị

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát các dấu ấn sinh học liên quan đến quá trình viêm có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Khảo sát biến đổi nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu: hs-CRP, bổ thể C3, C4 và IL-6 ở bệnh nhân (BN) hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) trước và sau điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ một số yếu tố viêm không đặc hiệu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp trước và sau điều trị TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ YẾU TỐ VIÊM HÔNG ĐẶC HIỆU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP TRƢỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ Nguyễn Thị Thanh Th y*; Phạm Nguyễn Vinh**; Phạm Mạnh Hùng*** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các dấu ấn sinh học liên quan đến quá trình viêm có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Khảo sát biến đổi nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu: hs-CRP, bổ thể C3, C4 và IL-6 ở bệnh nhân (BN) hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) trước và sau điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu so sánh trước điều trị và sau điều trị 6 tháng nội khoa hoặc tái thông mạch vành ở 37 BN HCMVC điều trị tại Viện Tim TP. HCM. Kết quả: sau điều trị HCMVC, nồng độ các yếu tố viêm giảm so với trước điều trị, đặc biệt IL-6 giảm từ 16,59 pg/ml xuống 3,99 pg/ml; hs-CRP giảm từ 8,7 mg/l xuống 1,3 mg/l. Kết luận: nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu IL-6 và hsCRP ở BN HCMVC giảm sau điều trị, gợi ý dấu ấn sinh học theo dõi tiến triển và tiên lượng trong điều trị HCMVC. * Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp; Yếu tố viêm, miễn dịch không đặc hiệu. Evaluation of some Non-Specific Inflammatory Markers in Patients with Acute Coronary Syndrome Pre- and Post-treatment Summary Objectives: To evaluate inflammatory marker changes for monitoring treatment, progress and prognosis of patients with acute coronary syndrome (ACS). To evaluate the concentrations of non-specific inflammatory markers: hs-CRP, C3 and C4 complements, and IL-6 in patients with ACS pre- and post- treatment. Subjects and methods: Prospective study to compare preand post- treatment concentration of the tested markers among 37 patients with ACS admitted to Heart Institute HCM City for non surgery and coronary artery re-perfusion treatment. Results: Initiate results showed that, after treatment, the concentration of inflammatory markers reduced significantly, especially IL-6 reduced from 16.59 pg/ml to 3.99 pg/ml, and hs-CRP reduced from 8.7 mg/l to 1.3 mg/l. Conclusion: The concentration of non-specific inflammatory markers IL-6 and hs-CRP decreased post-treatment suggesting those as biomarker for monitoring progress and prognosis of patients with ACS. * Key words: Acute coronary syndrome; Inflammatory, immunological markers . * Viện Tim TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch *** Tổng hội Y học Việt Nam Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Thúy (thuylabo@yahoo.com) Ngày nhận bài: 17/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/05/2016 Ngày bài báo được đăng: 02/06/2016 82 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạch vành là một trong những bệnh có xu hướng gia tăng và chiếm một tỷ lệ lớn các trường hợp nhập viện gây tử vong. Bệnh mạch vành bao gồm cả HCMVC và bệnh mạch vành ổn định. Đã có một số nghiên cứu về hiện tượng viêm ở BN HCMVC thông qua định lượng các yếu tố viêm như bổ thể C3, C4, CRP và interleukin-6 (IL-6) cho thấy tác động của viêm đối với cơ chế bệnh sinh và tiến triển của HCMVC [3, 4, 5, 6]. Nghiên cứu trước của chúng tôi cũng cho thấy có sự thay đổi nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu ở BN có HCMVC, cụ thể IL-6, C3, C4, hs-CRP tăng cao hơn trong nhóm BN có HCMVC so với nhóm chứng [1]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá biến đổi nồng độ các yếu tố này sau điều trị và mối liên quan của chúng với kết quả điều trị HCMVC bằng nội khoa hoặc tái thông động mạch vành (ĐMV). Nghiên cứu này nhằm: Xác định các yếu tố viêm và miễn dịch không đặc hiệu trước và sau điều trị HCMVC nhằm tìm hiểu sự biến đổi các yếu tố này và giá trị của chúng trong điều trị và tiên lượng HCMVC. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 37 BN không phân biệt tuổi, giới được chẩn đoán xác định HCMVC và điều trị nội khoa hoặc tái thông ĐMV tại Viện Tim, Thành phố Hồ Chí Minh từ 10 - 2011 đến 10 - 2013. BN nhồi máu cơ tim được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ECS/ACC/AHA/WHO (2010): tăng hoặc giảm chất chỉ điểm sinh học troponin, kèm theo một trong các biến đổi: triệu chứng thiếu máu cục bộ; xuất hiện sóng Q bệnh lý, hoặc ST chênh lên hay hạ xuống trên ECG và rối loạn vận động vùng trên chẩn đoán hình ảnh. Cơn đau thắt ngực không ổn định được định nghĩa như một cơn đau thắt ngực đi kèm ít nhất 1 trong 3 đặc điểm sau: (1) Xảy ra lúc nghỉ (hoặc gắng sức nhẹ) kéo dài trên 20 phút; (2) Triệu chứng đau thắt ngực nặng và mới xảy ra trong vòng 1 tháng; (3) Cơn đau thắt ngực ổn định, nhưng ngày càng nặng hơn: đau nhiều hơn, kéo dài hoặc nhiều cơn hơn. Điều trị gồm: dùng thuốc, nong ĐMV qua da, phẫu thuật bắc cầu ĐMV. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh lý viêm, nhiễm trùng đi kèm ở thời điểm khảo sát: viêm khớp, gout, viêm phế quản… 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu so sánh trước sau trên cùng nhóm BN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: