Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 720.65 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29 NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN, TỈNH AN GIANG Thái Ngọc Trí*, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)trifishecoitb@yahoo.com TÓM TẮT: Búng Bình Thiên là vùng đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu trong 3 năm (2008-2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ cá chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm tỷ lệ 44,39%; bộ cá nheo (Siluriformes) với 29 loài, chiếm tỷ lệ 26,23%; bộ cá vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm tỷ lệ 19,17%; bộ mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài với tỷ lệ 1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của IUCN ở các cấp bị đe dọa khác nhau. Đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá cho vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá thích ứng với sự tác động của biến đổi khí hậu. Từ khóa: Đa dạng sinh học, đồng quản lý nghề cá, khu hệ cá, Búng Bình Thiên. MỞ ĐẦU Búng Bình Thiên (BBT) là một vùng đất ngập nước, có diện tích khoảng hơn 200 ha vào mùa khô và được mở rộng lên đến 800 ha vào mùa lũ. Búng Bình Thiên là nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều loài thủy sản đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long di cư vào sinh sống ở khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự liên hệ của BBT với sông ngày càng hạn chế: phần Búng ở phía sông Bình Di thu hẹp, cạn dần, giảm khả năng trao đổi nước giữa Búng với sông, chất thải sinh hoạt của dân cư, các hoạt động khai thác thủy sản chưa hợp lý cùng với sự tác động cực đoan của điều kiện khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa Thực hiện 8 đợt khảo sát nghiên cứu khu hệ cá và hoạt động nghề cá ở Búng Bình Thiên từ 2008-2011. Sử dụng GPS xác định tọa độ các vị trí được nghiên cứu, khảo sát. Sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để nghiên cứu thu thập thành phần loài, như: lưới (gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau), chài quăng, câu, đụm, đăng dớn, lợp. Kết hợp với ngư dân trong quá trình thu thập mẫu, khảo sát điểm bán cá tại chỗ trong khu vực của Búng (tại đầu Búng Bình Thiên gần cầu C3, cá đánh bắt được đưa lên bán từ 14 giờ đến 15 giờ 30’ hàng ngày). Tất cả mẫu vật thu thập được chụp hình và xử lý, định hình bằng formalin 10%, đối với những cá thể có kích thước lớn được tiêm formalin 40% trực tiếp vào xoang bụng, đưa về phòng thí nghiệm phân tích, định loại và lưu giữ. Sử dụng phiếu điều tra, tổ chức các hội thảo, phỏng vấn các hộ ngư dân chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở khu vực Búng Bình Thiên, thuộc ấp Sa Tô xã Khánh Bình, ấp Búng lớn xã Nhơn Hội, ấp Búng Bình Thiên, xã Quốc Thái. Tiếp xúc và thu thập thông tin từ cán bộ quản lý huyện An Phú, UBND các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, các cán bộ Trưởng, Phó ấp ở trong khu vực Búng Bình Thiên. Tất cả dữ liệu sơ cấp thu thập ngoài thực địa được ghi chép vào sổ nhật ký thực địa. 21 Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang Hình 1. Búng Bình Thiên và các khu vực thu mẫu () Bảng 1. Ký hiệu và tọa độ các điểm khảo sát STT Ký hiệu điểm khảo sát và thu mẫu 1 2 3 4 5 6 BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 Xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Tất cả mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp xếp các bậc phân loại bộ, họ, giống, loài theo hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) [4]. Tham khảo các tài liệu chính về các khu hệ cá vùng lân cận: Rainboth (1996) [100]; Smith (1945) [101]; Kawamoto et al. (1972) [9]; Mai Đình Yên và nnk. (1992) [13]; Trương Thủ Khoa và nnk. (1993) [8]; Nguyễn Tấn Trịnh (1996) [2]; Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [7]; Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1]; Fishbase (2012) [5]. Sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS và EVIEWS để cập nhật và phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra. Các phương pháp thống kê mô tả và các kỹ thuật phân tích định tính khác được áp dụng để phân tích dữ liệu. Chỉ số định lượng, thang điểm được áp dụng phân tích nhận thức của người dân về quản lý tài nguyên và những vấn đề liên quan. 22 Vĩ độ Bắc (N) 10°5522.08 10°5530.00 10°559.48 10°5510.92 10°5513.44 10°551.92 Tọa độ Kinh độ Đông (E) 105° 55.42 105° 55.89 105° 434.61 105° 421.90 105° 46.35 105° 336.79 Mẫu vật sau khi phân tích, được bảo quản trong hóa chất formalin 10%. Các mẫu vật được lưu giữ tại phòng thí ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29 NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN, TỈNH AN GIANG Thái Ngọc Trí*, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)trifishecoitb@yahoo.com TÓM TẮT: Búng Bình Thiên là vùng đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu trong 3 năm (2008-2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ cá chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm tỷ lệ 44,39%; bộ cá nheo (Siluriformes) với 29 loài, chiếm tỷ lệ 26,23%; bộ cá vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm tỷ lệ 19,17%; bộ mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài với tỷ lệ 1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của IUCN ở các cấp bị đe dọa khác nhau. Đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá cho vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá thích ứng với sự tác động của biến đổi khí hậu. Từ khóa: Đa dạng sinh học, đồng quản lý nghề cá, khu hệ cá, Búng Bình Thiên. MỞ ĐẦU Búng Bình Thiên (BBT) là một vùng đất ngập nước, có diện tích khoảng hơn 200 ha vào mùa khô và được mở rộng lên đến 800 ha vào mùa lũ. Búng Bình Thiên là nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều loài thủy sản đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long di cư vào sinh sống ở khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự liên hệ của BBT với sông ngày càng hạn chế: phần Búng ở phía sông Bình Di thu hẹp, cạn dần, giảm khả năng trao đổi nước giữa Búng với sông, chất thải sinh hoạt của dân cư, các hoạt động khai thác thủy sản chưa hợp lý cùng với sự tác động cực đoan của điều kiện khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa Thực hiện 8 đợt khảo sát nghiên cứu khu hệ cá và hoạt động nghề cá ở Búng Bình Thiên từ 2008-2011. Sử dụng GPS xác định tọa độ các vị trí được nghiên cứu, khảo sát. Sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để nghiên cứu thu thập thành phần loài, như: lưới (gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau), chài quăng, câu, đụm, đăng dớn, lợp. Kết hợp với ngư dân trong quá trình thu thập mẫu, khảo sát điểm bán cá tại chỗ trong khu vực của Búng (tại đầu Búng Bình Thiên gần cầu C3, cá đánh bắt được đưa lên bán từ 14 giờ đến 15 giờ 30’ hàng ngày). Tất cả mẫu vật thu thập được chụp hình và xử lý, định hình bằng formalin 10%, đối với những cá thể có kích thước lớn được tiêm formalin 40% trực tiếp vào xoang bụng, đưa về phòng thí nghiệm phân tích, định loại và lưu giữ. Sử dụng phiếu điều tra, tổ chức các hội thảo, phỏng vấn các hộ ngư dân chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở khu vực Búng Bình Thiên, thuộc ấp Sa Tô xã Khánh Bình, ấp Búng lớn xã Nhơn Hội, ấp Búng Bình Thiên, xã Quốc Thái. Tiếp xúc và thu thập thông tin từ cán bộ quản lý huyện An Phú, UBND các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, các cán bộ Trưởng, Phó ấp ở trong khu vực Búng Bình Thiên. Tất cả dữ liệu sơ cấp thu thập ngoài thực địa được ghi chép vào sổ nhật ký thực địa. 21 Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang Hình 1. Búng Bình Thiên và các khu vực thu mẫu () Bảng 1. Ký hiệu và tọa độ các điểm khảo sát STT Ký hiệu điểm khảo sát và thu mẫu 1 2 3 4 5 6 BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 Xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Tất cả mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp xếp các bậc phân loại bộ, họ, giống, loài theo hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) [4]. Tham khảo các tài liệu chính về các khu hệ cá vùng lân cận: Rainboth (1996) [100]; Smith (1945) [101]; Kawamoto et al. (1972) [9]; Mai Đình Yên và nnk. (1992) [13]; Trương Thủ Khoa và nnk. (1993) [8]; Nguyễn Tấn Trịnh (1996) [2]; Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [7]; Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1]; Fishbase (2012) [5]. Sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS và EVIEWS để cập nhật và phân tích dữ liệu từ phiếu điều tra. Các phương pháp thống kê mô tả và các kỹ thuật phân tích định tính khác được áp dụng để phân tích dữ liệu. Chỉ số định lượng, thang điểm được áp dụng phân tích nhận thức của người dân về quản lý tài nguyên và những vấn đề liên quan. 22 Vĩ độ Bắc (N) 10°5522.08 10°5530.00 10°559.48 10°5510.92 10°5513.44 10°551.92 Tọa độ Kinh độ Đông (E) 105° 55.42 105° 55.89 105° 434.61 105° 421.90 105° 46.35 105° 336.79 Mẫu vật sau khi phân tích, được bảo quản trong hóa chất formalin 10%. Các mẫu vật được lưu giữ tại phòng thí ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí sinh học Đa dạng sinh học biển Đồng quản lý nghề cá Khu hệ cá ở vùng ngập nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 204 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0