Danh mục

Nghiên cứu sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 927.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch để phân tích sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý nhà nước (QLNN), Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bài viết khảo sát toàn thể sinh viên ngành QLNN thông qua google form từ ngày 26/1/2024 đến ngày 24/3/2024. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên lựa chọn kênh website và người thân, anh chị đang học tại trường là chủ yếu. Nói cách khác, yếu tố nền và niềm tin chuẩn mực trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một NGHIÊN CỨU SỰ LỰA CHỌN KÊNH TIẾP CẬN THÔNG TIN NGÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Ngô Hoài Sơn 1, Nguyễn Thị Hòa 1, Vũ Thị Hiền 1, Nguyễn Trường Sơn 1, Trần Văn Mộng 1, Võ Thị Cẩm Tú 1 1. Khoa khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một Liên hệ email: sonnh@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Bài viết sử dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch để phân tích sự lựa chọn kênh tiếp cận thôngtin ngành của sinh viên ngành Quản lý nhà nước (QLNN), Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bài viếtkhảo sát toàn thể sinh viên ngành QLNN thông qua google form từ ngày 26/1/2024 đến ngày24/3/2024. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên lựa chọn kênh website và người thân, anhchị đang học tại trường là chủ yếu. Nói cách khác, yếu tố nền và niềm tin chuẩn mực trong mô hìnhlý thuyết hành vi có kế hoạch ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn kênh tiếp cận thông tin ngành. Từ khóa: Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Ngành Quản lý nhà nước, Sinh viên, Sự lựa chọnkênh tiếp cận thông tin ngànhMỞ ĐẦU Hoạt động truyền thông và quảng bá chương trình đào tạo giữ vai trò quan trọng trong hoạtđộng tuyển sinh của các chương trình đạo tạo. Chương trình Quản lý nhà nước, Trường Đại họcThủ Dầu Một được thành lập từ năm 2016, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sốlượng tuyển sinh tăng đều và ổn định. Chương trình đào tạo và nội dung đào tạo ngày càng đượccải tiến, đổi mới theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh gặp hạn chếtrong việc tiếp cận thông tin để hiểu biết về ngành. Sự hạn chế về kênh tiếp cận thông tin tác độngđến việc lựa chọn ngành của sinh viên. Với mong muốn tìm hiểu kênh tiếp cận thông tin ngành, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu sinhviên ngành Quản lý nhà nước biết tới ngành Quản lý nhà nước thông qua những kết nào; đồng thờicần có những khuyến nghị gì để giúp học viên tiếp cận thông tin của ngành hiệu quả, tích cực vàđầy đủ hơn. Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch để khảosát, phân tích kênh tiếp cận thông tin ngành của sinh viên đang học Chương trình Quản lý nhà nước.1. KHUNG LÝ THUYẾT Vấn đề lựa chọn ngành học ở bậc đại học của học sinh chịu chi phối nhiều yếu tố. Trong sốnhững lý thuyết nghiên cứu vấn đề này có Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of PlannedBehaviour), nghiên cứu hành vi của con người trong xã hội (Ajzen, 2020). Để có thể hiểu được hànhvi của một cá nhân, lý thuyết đề xuất một số yếu tố dự báo (predictors) bao gồm hành vi, xã hội vàkiểm soát. Ba yếu tố - ba biến này có ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau đến hành vi theo từng bốicảnh nhất định gọi là các yếu tố nền (Przygoński, 2019). Các yếu tố nền gồm ba nhóm yếu tố cánhân xã hội và thông tin. Các yếu tố này được biểu diễn theo Sơ đồ sau: 335 Sơ đồ 1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch Nguồn: Przygoński (2019) Yếu tố nền: Niềm tin Thái độ đối với hành vi hành vi - Yếu tố cá nhân: tính cách, tâm trạng, cảm xúc, giá trị, trí tuệ, hình mẫu và kinh nghiệm - Yếu tố xã hội: tuổi, giáo dục, giới tính, thu Niềm tin Cảm nhận áp Dự định Hành nhập, tôn giáo, dân tộc, chuẩn lực chuẩn mực vi chủng tộc, văn hóa, mực luật - Yếu tố thông tin: Kiến thức, truyền thông, sự tác động can Kiểm sát thiệp Niềm tin Cảm nhận kiểm thực tế kiểm soát soát hành vi hành vi Theo sơ đồ trên, hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi, sự chuẩn mực và kiểmsoát. Những yếu tố nền như yếu tố cá nhân, xã hội và thông tin ảnh hưởng đến niềm tin hành vi. Cụthể: Niềm tin hành vi (behavioral beliefs) là những niềm tin và đánh giá cơ bản mà cá nhân có vềnhững kết quả có thể xảy ra khi thực hiện một hành vi cụ thể. Thái độ đối với hành vi (Attitudetoward behavioral) là sự đánh giá tổng thể hoặc cảm nhận của cá nhân về sự thuận lợi hoặc bất lợicủa một hành vi cụ thể. Nó phản ánh sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về hành vi vàcác kết quả liên quan. Niềm tin hành vi (Behavioral Beliefs) là những niềm tin và đánh giá cơ bảnmà cá nhân có về các hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện một hành vi cụ thể. Các niềm tin này baogồm suy nghĩ và kỳ vọng của cá nhân về những gì sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi. Niềm tin hành vitích cực liên quan đến thái độ thuận lợi đối với hành vi, trong khi niềm tin hành vi tiêu cực liên quanđến thái độ không thuận lợi (Roxana et al., 2019) Niềm tin chuẩn mực (Normative Beliefs) liên quan đến nhận thức của cá nhân về các chuẩnmực xã hội và kỳ vọng của mọi người xung quanh một hành vi. Nó liên quan đến niềm tin về nhữnggì người khác nghĩ rằng họ nên hoặc không nên làm. Niềm tin chuẩn mực bị ảnh hưởng bởi sự ảnhhưởng xã hội, chẳng hạn như ý kiến và kỳ vọng của những người quan trọng hoặc nhóm tham chiếu.Niềm tin chuẩn mực đóng vai trò trong việc hình thành ý định hành vi của cá nhân. Chuẩn mực chủquan (Subjective Norm) đại diện cho nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội hoặc ảnh hưởng đốivới việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể. Nó bị ảnh hưởng bởi niềm tin chuẩnmực và liên quan đến sự nhận thức của cá nhân về việc người khác đồng ý hay không đồng ý vớihành vi đó. Chuẩn mực chủ quan đóng vai trò trong việc hình thành ý định hành vi của cá nhân (Li& Ernesto, 2022). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: