Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 897.69 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tập trung vào rủi ro đạo đức và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động trong các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH GÂY RA RỦI RO ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Đỗ Hoài Linh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: linhdh@neu.edu.vn Khúc Thế Anh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: anhkt@neu.edu.vn Mã bài: JED - 585 Ngày nhận bài: 16/03/2022 Ngày nhận bài sửa: 22/04/2022 Ngày duyệt đăng: 15/09/2022 Tóm tắt Bài viết này tập trung vào rủi ro đạo đức và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Bằng việc kết hợp mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết quy kết, chúng tôi đã gửi bảng hỏi đến các cá nhân hiện đang làm việc trong ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy: rủi ro và cơ chế xử phạt của ngân hàng có tác động ngược chiều, trong khi khả năng giám sát, lợi ích khi thực hiện hành vi, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng danh tiếng có tác động cùng chiều đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần đưa ra các quy chuẩn làm việc cho người lao động nhằm tăng tính cụ thể của công việc, cũng như đề ra văn hóa kinh doanh hướng đến việc tránh các hành vi lệch chuẩn. Từ khóa: Rủi ro đạo đức, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết quy kết, ngân hàng thương mại. Mã JEL: D22, D84, J44 Determinants influencing the intention to cause the moral hazard of Vietnam joint-stock commercial banks’ staff Abstract This article focuses on moral hazard and factors affecting the intention to cause the moral hazard of joint-stock commercial bank staff. By combining the Theory of Planning Behavior (TPB) and attribution theory, we sent a questionnaire to individuals currently working in the banking industry. The results show that: Bank’s risk and sanctioning mechanism have a negative impact on the intention to cause the moral hazard of staff at joint-stock commercial banks. On the other hand, supervisory capacity, benefit from behavior, severity and reputational influence have a positive effect. Based on the research results, we believe that Vietnamese commercial banks need to set up working standards for staff to increase the specificity of the job and set up a business culture that aims to avoid deviant behavior. Keywords: Moral hazard, theory of planned behavior, attribution theory, commercial bank. JEL codes: D22, D84, J44 Số 303 tháng 9/2022 34 1. Giới thiệu So với các doanh nghiệp thông thường, ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ nên đây một ngành kinh doanh rất đặc biệt, rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở mọi vị trí nhân sự trong ngân hàng, từ cán bộ quản lý cho tới các nhân viên, từ cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho tới các giao dịch viên (Anginer & Demirgüç-Kunt, 2018). Do tiền tệ có tính chất vô danh, và là loại hàng hóa đặc trưng nên gian lận, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng thường xảy ra. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn có thể gây bùng nổ rủi ro và đổ vỡ toàn hệ thống. Trong các nội dung khuyến nghị về quản trị rủi ro của Basel, trụ cột 2 đề cập đến nguyên nhân dẫn tới rủi ro hoạt động xuất phát từ con người với các hành động như gian lận, giả mạo, trộm cắp, hoạt động sai thẩm quyền, không đúng quy định hay quản lý nguồn nhân lực không hiệu quả. Về bản chất đây chính là biểu hiện của rủi ro đạo đức (Girling, 2022). Quản trị rủi ro đạo đức trên quan điểm của Basel chưa được đặt ra là một nội dung riêng biệt mà chỉ là một vài quan điểm được đề cập trong quản trị rủi ro hoạt động - điều này là không phù hợp với bối cảnh kinh doanh của ngân hàng – nơi mà rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra nhiều mà còn tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, để có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, việc thực hiện Basel 2 và tương lai là Basel 3 rất quan trọng. Một số vụ rủi ro đạo đức trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần như EximBank đã làm thất thoát của khách hàng 48 tỷ VND (Nguyễn Minh Phong, 2022) hay làm giả hồ sơ để chiếm dụng tài sản (Bùi Trang, 2022). Để có thể quản trị được rủi ro vận hành theo những chuẩn mực của Basel 2 và Basel 3, một trong những góc độ cần quan tâm là quản trị rủi ro đạo đức. Bài viết này tập trung vào khía cạnh đó, và nhìn nhận trên góc độ: ý định gây ra rủi ro của người lao động (cụ thể là nhóm nhân viên, chuyên viên) trong các ngân hàng thương mại cổ phần – không bao gồm các ngân hàng mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phần. Để đánh giá ý định hành vi, nghiên cứu này dựa trên 2 lý thuyết gốc là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Ajzen (1991), có tham chiếu lý thuyết quy kết (Attribution theory) được phát triển bởi Weiner (1985). Như vậy, ngoài phần giới thiệu, chúng tôi sẽ đưa ra tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở phần 2, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ở phần 3, kết quả nghiên cứu và thảo luận ở phần 4. Cũng trong phần 4, chúng tôi tập trung vào thảo luận những hàm ý chính sá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH GÂY RA RỦI RO ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Đỗ Hoài Linh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: linhdh@neu.edu.vn Khúc Thế Anh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: anhkt@neu.edu.vn Mã bài: JED - 585 Ngày nhận bài: 16/03/2022 Ngày nhận bài sửa: 22/04/2022 Ngày duyệt đăng: 15/09/2022 Tóm tắt Bài viết này tập trung vào rủi ro đạo đức và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Bằng việc kết hợp mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết quy kết, chúng tôi đã gửi bảng hỏi đến các cá nhân hiện đang làm việc trong ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy: rủi ro và cơ chế xử phạt của ngân hàng có tác động ngược chiều, trong khi khả năng giám sát, lợi ích khi thực hiện hành vi, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng danh tiếng có tác động cùng chiều đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần đưa ra các quy chuẩn làm việc cho người lao động nhằm tăng tính cụ thể của công việc, cũng như đề ra văn hóa kinh doanh hướng đến việc tránh các hành vi lệch chuẩn. Từ khóa: Rủi ro đạo đức, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết quy kết, ngân hàng thương mại. Mã JEL: D22, D84, J44 Determinants influencing the intention to cause the moral hazard of Vietnam joint-stock commercial banks’ staff Abstract This article focuses on moral hazard and factors affecting the intention to cause the moral hazard of joint-stock commercial bank staff. By combining the Theory of Planning Behavior (TPB) and attribution theory, we sent a questionnaire to individuals currently working in the banking industry. The results show that: Bank’s risk and sanctioning mechanism have a negative impact on the intention to cause the moral hazard of staff at joint-stock commercial banks. On the other hand, supervisory capacity, benefit from behavior, severity and reputational influence have a positive effect. Based on the research results, we believe that Vietnamese commercial banks need to set up working standards for staff to increase the specificity of the job and set up a business culture that aims to avoid deviant behavior. Keywords: Moral hazard, theory of planned behavior, attribution theory, commercial bank. JEL codes: D22, D84, J44 Số 303 tháng 9/2022 34 1. Giới thiệu So với các doanh nghiệp thông thường, ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ nên đây một ngành kinh doanh rất đặc biệt, rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở mọi vị trí nhân sự trong ngân hàng, từ cán bộ quản lý cho tới các nhân viên, từ cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho tới các giao dịch viên (Anginer & Demirgüç-Kunt, 2018). Do tiền tệ có tính chất vô danh, và là loại hàng hóa đặc trưng nên gian lận, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng thường xảy ra. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn có thể gây bùng nổ rủi ro và đổ vỡ toàn hệ thống. Trong các nội dung khuyến nghị về quản trị rủi ro của Basel, trụ cột 2 đề cập đến nguyên nhân dẫn tới rủi ro hoạt động xuất phát từ con người với các hành động như gian lận, giả mạo, trộm cắp, hoạt động sai thẩm quyền, không đúng quy định hay quản lý nguồn nhân lực không hiệu quả. Về bản chất đây chính là biểu hiện của rủi ro đạo đức (Girling, 2022). Quản trị rủi ro đạo đức trên quan điểm của Basel chưa được đặt ra là một nội dung riêng biệt mà chỉ là một vài quan điểm được đề cập trong quản trị rủi ro hoạt động - điều này là không phù hợp với bối cảnh kinh doanh của ngân hàng – nơi mà rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra nhiều mà còn tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, để có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, việc thực hiện Basel 2 và tương lai là Basel 3 rất quan trọng. Một số vụ rủi ro đạo đức trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần như EximBank đã làm thất thoát của khách hàng 48 tỷ VND (Nguyễn Minh Phong, 2022) hay làm giả hồ sơ để chiếm dụng tài sản (Bùi Trang, 2022). Để có thể quản trị được rủi ro vận hành theo những chuẩn mực của Basel 2 và Basel 3, một trong những góc độ cần quan tâm là quản trị rủi ro đạo đức. Bài viết này tập trung vào khía cạnh đó, và nhìn nhận trên góc độ: ý định gây ra rủi ro của người lao động (cụ thể là nhóm nhân viên, chuyên viên) trong các ngân hàng thương mại cổ phần – không bao gồm các ngân hàng mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phần. Để đánh giá ý định hành vi, nghiên cứu này dựa trên 2 lý thuyết gốc là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Ajzen (1991), có tham chiếu lý thuyết quy kết (Attribution theory) được phát triển bởi Weiner (1985). Như vậy, ngoài phần giới thiệu, chúng tôi sẽ đưa ra tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở phần 2, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ở phần 3, kết quả nghiên cứu và thảo luận ở phần 4. Cũng trong phần 4, chúng tôi tập trung vào thảo luận những hàm ý chính sá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rủi ro đạo đức Lý thuyết hành vi có kế hoạch Lý thuyết quy kết Ngân hàng thương mại Văn hóa kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 812 2 0 -
7 trang 237 3 0
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 trang 226 0 0 -
19 trang 208 0 0
-
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 192 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 173 0 0 -
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 169 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 167 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 165 0 0