Danh mục

Nghiên cứu sự phát sinh gây hại và hiệu lực thuốc phòng trừ sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker, 1863) trên lúa vụ Xuân năm 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.42 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc có 4 loài sâu đục thân gây hại: Tryporyza incertulas Walker, Chilo suppressalis Walker, Chilo polychrysa Meirick và Sesamia inferens Walker, trong đó loài Tryporyza incertulas và Sesamia inferens là loài gây hại chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự phát sinh gây hại và hiệu lực thuốc phòng trừ sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker, 1863) trên lúa vụ Xuân năm 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh PhúcBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00098NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI VÀ HIỆU LỰC THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HAI CHẤM (Tryporyza incertulas Walker, 1863) TRÊN LÚA VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC Dương Tiến Viện*, Trần Thị Phương Loan, Phan Thị Hiền Tóm tắt: Trên lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc có 4 loài sâu đục thân gây hại: Tryporyza incertulas Walker, Chilo suppressalis Walker, Chilo polychrysa Meirick và Sesamia inferens Walker, trong đó loài Tryporyza incertulas và Sesamia inferens là loài gây hại chính. Trong vụ Xuân 2018, loài Tryporyza incertulas phát sinh 2 lứa, lứa 1 trưởng thành vũ hoá rộ từ 13/3 - 22/3, mật độ sâu non tới 1,9 con/m2, tỷ lệ dảnh héo 1,9% và lứa 2 trưởng thành vũ hoá từ 17/4 - 28/4, mật độ sâu non đạt 2,2 con/m2 và tỷ lệ bông bạc 1,9%. Thuốc Dupont Prevathon 5SC và Virtako 40 WG có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm, hiệu lực phòng trừ đạt 71,4 - 81,2% sau phun 14 ngày. Từ khóa: Gây hại, hiệu lực, lúa, sâu đục thân.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2016), tổng diện tích gieo cấy lúa cácnăm 2016; 2017 đạt 7,75 và 7,72 triệu ha, năng suất lúa trung bình đạt 57,0 và 55,5 tạ/ha,sản lượng ước đạt 44,192 và 42,8 triệu tấn. Tình hình sâu, bệnh hại theo thống kê của CụcBảo vệ thực vật năm 2016, diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 684.706 ha, rầy nâu, rầy lưngtrắng nhiễm 431.845 ha, sâu đục thân 115.918 ha, theo Cục Bảo vệ thực vật (2016). Trong những năm gần đây do nhu cầu tăng năng suất và chất lượng nông phẩm nênnhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào sản xuất đại trà nhưng cónhược điểm là dễ bị nhiễm dịch hại. Giống nhiễm cộng với việc đầu tư thâm canh caocàng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển, đồng thời việc sử dụng thuốc Bảo vệthực vật chưa hợp lý đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: ô nhiễm môi trường, phá vỡcân bằng sinh thái, làm bùng phát một số loài thứ yếu,… Trong số các loài dịch hại nhưsâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân lúa hai chấm đã phát sinh trên diện rộng và đã trở thànhdịch hại nguy hiểm, mức độ và quy mô gây hại ngày càng lớn. Hiện tại chưa có giống lúanào có tính chống chịu với loài sâu đục thân 2 chấm. Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc (2017), vụlúa xuân 2017 trà xuân sớm tỷ lệ hại phổ biến của sâu đục thân từ 0,2 - 0,5%, cao 1 - 2%,cục bộ 5%; trên trà xuân muộn tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 0,2%, cao 5 - 9%. Do đó việcđiều tra quy luật phát sinh của loài sâu đục thân hai chấm trên một số giống lúa và khảonghiệm để xác định loại thuốc có hiệu lực cao phòng trừ sâu đục thân và đề xuất biện phápphòng trừ phù hợp là cần thiết cho sản xuất lúa tại Vĩnh Phúc.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2*Email: viendt@gmail.com792 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Sâu đục thân hại lúa và sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker); - Các giống lúa: Khang dân 18; Hồng hương ĐT128; Lúa nếp N98; - Các loại thuốc phòng trừ sâu đục thân: Regent 800WG, Virtako 40WG, DupontPrevathon 5SC. * Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân năm 2018 (tháng 2 - tháng 6 năm 2018). * Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu ngoài đồng tại xã Cao Minh, thành phố PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên cứu trong phòng tại Phòng thí nghiệm Sinh học ứng dụngtrường ĐHSP Hà Nội 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần sâu đục thân lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc; - Đánh giá tình hình phát sinh gây hại, diễn biến mật độ của sâu đục thân 2 chấmtrên một số giống lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc; - Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc để phòng trừ sâu đục thân hai chấm.2.4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra thành phần sâu đục thân lúa trong vụ xuân 2018 Mỗi giống chọn 3-5 ruộng đại diện, mỗi ruộng tiến hành điều tra theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT (2010) và QCVN 01-166:2014/BNNPTNT (2014). Điều tra 10 điểmngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất2 m. Điều tra phát dục, mật độ đối với sâu đục thân: 10 khóm/điểm; Điều tra trưởng thànhvới diện tích tối thiểu 4 m2/điểm. Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp hoặc dùngvợt. Trên cơ sở đó xác định mức độ hiện diện của thành phần sâu đục thân lúa. Chỉ tiêu: Thành phần loài; Mức độ xuất hiện - Đánh giá tình hình phát sinh gây hại, diễn biến mật độ của sâu đục thân hai chấm Điều tra đánh giá tì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: