Danh mục

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần chi tiết của tài liệu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.32 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát sự thay đổi nồng độ interleukin IL-6 và IL-10 huyết thanh và xác định một số yếu tố liên quan ở BN TOF sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần chi tiết của tài liệu TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ IL-6, IL-10 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN PHẦN Đồng Sĩ Sằng*; Bùi Đức Phú*; Nguyễn Duy Thăng* Nguyễn Ngọc Minh*; Dương Đăng Hóa*; Nguyễn Đặng Dũng** TÓM TẮT Khảo sát sự thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10 huyết thanh dưới tác dụng của glucocorticoid (GC) ở 79 bệnh nhân (BN) tứ chứng Fallot (TOF) và xác định một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10 huyết thanh sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần từ tháng 8 - 2008 đến 4 - 2011 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Chia BN thành 2 nhóm: nhóm GC (sử dụng dexamethasone hoặc methylprednisolone) và nhóm chứng (không sử dụng GC); định lượng IL-6 và IL-10 huyết thanh trước và sau mổ. Kết quả: nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh và tỷ lệ nồng độ IL-6/IL-10 không khác biệt giữa hai nhóm GC và chứng trước và sau mổ (p > 0,05). Sau mổ, IL-6 và IL-10 tăng cao so với trước mổ, nhưng chỉ có IL-6 tăng có ý nghĩa so với trước mổ (p < 0,05). Nồng độ IL-6 và IL-10 sau mổ 2 ngày tương quan với nhiều biến chứng hậu phẫu, bao gồm: tổng số inotrop, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện, nhưng chưa phát hiện mối tương quan giữa IL-6 và IL-10 với thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), thời gian kẹp động mạch chủ (ĐMC) và thời gian mổ. * Từ khóa: Tứ chứng Fallot; Tuần hoàn ngoài cơ thể; Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân; IL-6; IL-10. STUDY ON THE CHANGES OF CIRCULATING IL-6 AND IL-10 LEVELS IN PATIENTS WITH TETRALOGY OF FALLOT AFTER COMPLETE REPAIR SURGERY SUMMARY Investigating the changes of serum interleukin IL-6 and IL-10 levels in patients with tetralogy of Fallot TOF after complete repair surgery, along with glucocorticoid (GC) treatment before surgery and determining relationship between serum IL-6, IL-10 levels and postoperative variables in patients with TOF after complete repair surgery. 79 patients with TOF undergoing complete repair surgery with CPB at Hue Central Hospital from 8 - 2008 to 4 - 2011, devided into 2 groups: GC and control (non GC) group. Results: Postoperatively, IL-6 and IL-10 levels increased, but only IL-6 level showed significant increase compared to that preoperatively (p < 0.05). On the 2nd postoperative day, IL-6 and IL-10 levels were significantly correlated with several postoperative variables including total administrated inotrops, highest and lowest body temperature, the length of ICU stay and hospital stay, but not with time of CPB, aortic cross-clamp and operation. * Key words: Tetrelogy of Fallot; Cardiopulmonary bypass; Systemic inflammatory response syndrome; IL-6; IL-10. * Bệnh viện Trung ương Huế ** Học viện Quân y Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh PGS. TS. Lê Văn Đông 1 TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tứ chứng Fallot (TOF: Tetralogy of Fallot) là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh tim bẩm sinh có tím. Nếu không được điều trị, bệnh TOF có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, phẫu thuật sửa chữa toàn phần là biện pháp tối ưu để điều trị bệnh lý này [2]. Tuy nhiên, mổ tim với sự hỗ trợ của THNCT gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic Inflammatory Response Syndrome - SIRS) với nhiều biến chứng như: suy hô hấp, suy thận, chảy máu sau mổ… và cuối cùng là hội chứng suy đa tạng (Multiple Organ Dysfunction Syndrome - MODS) [9]. Đáp ứng viêm toàn thân có liên quan đến sự gia tăng sản xuất cytokine [6, 8]. Sản xuất quá mức cytokine tiền viêm trong quá trình THNCT có thể làm tổn thương tim và nhiều tạng khác, góp phần gây ra hội chứng suy đa tạng [6, 8]. Trái lại, giải phóng cytokine chống viêm có thể có tính bảo vệ. Mức cân bằng giữa những cytokine tiền viêm và chống viêm này có thể ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng viêm và kết quả lâm sàng của BN [6]. Để kiểm soát đáp ứng viêm toàn thân do THNCT, nhiều kỹ thuật và dược lý đã được áp dụng. Một trong những chiến lược đó là sử dụng GC, trong đó, methylprednisolone (MP) và dexamethasone (DEXA) là hai thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong mổ tim mở [4, 6]. Đã có những báo cáo về tác dụng của steroid đến đáp ứng cytokine trong mổ tim, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của steroid đến cân bằng cytokine tiền viêm và chống viêm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm: Khảo sát sự thay đổi nồng độ interleukin IL-6 và IL-10 huyết thanh và x¸c ®Þnh một số yếu tố liên quan ở BN TOF sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần. ®èi t-îng vµ ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu Theo dõi trên 79 BN TOF được phẫu thuật sửa chữa toàn phần (đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu) từ tháng 8 - 2008 đến 4 - 2011 tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện TW Huế. Chia BN thành 2 nhóm: - Nhóm GC: 63 BN, gồm 2 phân nhóm: nhóm DEXA (31 BN sử dụng dexamethasone 1 mg/kg cân nặng, đường tĩnh mạch ngay sau khi khởi mê) v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: