Danh mục

Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hành vi sử dụng chính phủ điện tử của người dân luôn được bao quanh bởi các khía cạnh văn hoá quốc gia. Do đó, hiểu rõ tác động của các yếu tố văn hoá quốc giá đến hành vi sử dụng là rất quan trọng để phổ biến rộng rãi chính phủ điện tử đến người dân. Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 819 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Võ Thị Thanh Thảo Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Hành vi sử dụng chính phủ điện tử của người dân luôn được bao quanh bởi các khía cạnh văn hoá quốc gia. Do đó, hiểu rõ tác động của các yếu tố văn hoá quốc giá đến hành vi sử dụng là rất quan trọng để phổ biến rộng rãi chính phủ điện tử đến người dân. Dựa trên mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam và xem xét tác động điều tiết của chủ nghĩa cá nhân – một trong những khía cạnh văn hoá quốc gia đối với mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Nghiên cứu dựa trên 232 mẫu thu thập từ người dân đã từng sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử tại Việt Nam và được phân tích định lượng bằng mềm SPSS và AMOS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, và các điều kiện thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dân đối với chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, chủ nghĩa cá nhân được tìm thấy đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa nỗ lực kỳ vọng và ý định hành vi trong việc sử dụng chính phủ điện tử. Từ khoá: Chính phủ điện tử, Hành vi sử dụng, Chủ nghĩa cá nhân, UTAUT. A STUDY ON THE IMPACT OF INDIVIDUALISM ON E-GOVERNMENT USAGE BEHAVIOR IN VIETNAM Abstract E-government usage behavior is always surrounded by national cultural aspects. Therefore, understanding the impact of national cultural factors on usage behavior is very important to disseminate e-government to the people widely. Based on the UTAUT model, this study analyzes the factors influencing E-government usage behavior in Vietnam and examines the impact of individualism – one of the national culture aspects to the relationship between those factors. Based on 232 samples collected from citizens who have used E-government services in Vietnam, this study conducted a quantitative analysis using SPSS and AMOS. Research outcomes indicate that performance expectancy, effort expectancy, social influence, and facilitating conditions play essential roles in shaping people's behavioral intention and usage behavior in e-government. Besides, individualism 820 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác was found to play a moderating role in the relationship between effort expectation and behavioral intention in using e-government. Keywords: E-government, Usage behavior, Individualism, UTAUT. 1. Giới thiệu Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cộng, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng như website, nhằm cải thiện việc quản lý các hoạt động này (OECD (2014a)). Cụ thể hơn, Chính phủ điện tử được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như mạng diện rộng, Internet, và điện toán di động) để có thể chuyển đổi quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác của chính phủ. Những công nghệ này có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: cung cấp các dịch vụ của chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện tương tác với doanh nghiệp và ngành, trao quyền cho công dân thông qua tiếp cận thông tin, và quản lý chính phủ hiệu quả hơn. Các lợi ích mà chính phủ mang lại có thể kể đến như hạn chế tham nhũng, tăng sự minh bạch, thuận tiện hơn, cải thiện doanh thu, và giảm chi phí (World Bank (2012)). Trong tình hình hiện nay, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Do vậy, việc triển khai chính phủ điện tử cũng như ban hành các chính sách, sáng kiến liên quan trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là với sự xuất hiện ngày nhiều doanh nghiệp và công dân làm việc trực tuyến (Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm Khánh Toàn (2020)). Nhận thức được lợi ích của chính phủ điện tử, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách phát triển chính phủ điện tử từ năm 2009, với sự nhấn mạnh rằng chính phủ điện tử là một mục tiêu quan trọng trong Dự án 'Tăng tốc' và Chiến lược quốc gia về phát triển CNTT- TT (Vo & cộng sự (2016)). Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 do Liên hợp quốc thực hiện, với chỉ số phát triển chính phủ điện tử là 0,66, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, tăng hai bậc so với năm 2018 (United Nations (2020)). Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020 xếp thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Philippines. Với một số thành tựu đáng kể, chính phủ điện tử Việt Nam được kỳ vọng sẽ nằm trong nhóm bốn nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 (United Nations (2020)). Các dịch vụ chính phủ điện tử tại Việt Nam được phân thành bốn cấp độ: § Mức 1: Cung cấp thông tin về các quy trình, tài liệu, và chi phí của các dịch vụ công; § Mức 2: Bao gồm mức 1 và cho phép công dân tải xuống và thông báo hoàn thành các hồ sơ; § Mức 3: Bao gồm mức 2 và cho phép công dân điền và nộp hồ sơ trực tuyến; § Mức 4: Bao gồm mức 3 và cho phép công dân thực hiện thanh toán trực tuyến. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 821 Tính đến tháng 3 năm 2021, cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam đã cung cấp hơn 2.80 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: