Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 542.69 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày cơ sở lý thuyết cũng như các kết quả phân tích về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành đến vấn đề giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Đối với những quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay thì đây là vấn đề quan trọng, cần phải quan tâm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM PGS.TS.Đào Hữu Hòa, PGS.TS.Nguyễn Mạnh Toàn, TS.Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực để tăng trưởng là một tất yếu của quá trình phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến việc cấu trúc lại các nguồn lực của xã hội mà trong đó quan trọng nhất chính là sự dịch chuyển của nguồn lực lao động, đất đai, nguồn vốn giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và giữa khu vực thành thị - nông thôn. Chính quá trình chuyển dịch đó sẽ dẫn đến những tác động nhất định về các mặt kinh tế, xã hội mà trong đó quan trọng nhất đó là việc phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa tạo ra tác động tốt nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những hiệu ứng tốt nhất trong việc giảm nghèo. Nói cách khác, phải gắn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc giảm nghèo bền vững, trong đó có vấn đề kiểm soát hố ngăn cách giàu nghèo. Đối với những quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay thì đây là vấn đề quan trọng, cần phải quan tâm. Thực tế trong những năm qua, dưới tác động của cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ngày càng hiện đại... Điều này đến lượt nó lại có tác động ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như của các địa phương ở Việt Nam. Báo cáo này trình bày cơ sở lý thuyết cũng như các kết quả phân tích về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành đến vấn đề giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng từ lâu đã trở thành chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, trong đó điển hình là lý thuyết về chữ U ngược của Simon Kuznets (1955); Lý thuyết kinh tế chính trị được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik (1994), Presson và Tabellini (1994); Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo của Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998); Lý thuyết liên kết của Benabou (1996); Lý thuyết bất ổn định về chính trị - xã hội của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman và Kim (1996); Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản của Perotti (1996); Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)… Nhìn chung, các lý thuyết đã đưa ra nhiều kênh mà qua đó tăng trưởng có thể tác động đến bất bình đẳng và sự tác động này có thể diễn ra theo nhiều chiều kích khác nhau. Tuy nhiên, để xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thì chỉ có lý thuyết chữ U ngược đề cập đến. Trong bài phát biểu năm 1954 với tư cách Chủ tịch truớc Hiệp hội kinh tế Mỹ, Simon Kuznets đã cho rằng bất bình dẳng thu nhập đầu tiên gia tăng nhung sau đó giảm xuống khi đất nuớc công nghiệp hoá. Trong những năm sau đó, các nghiên cứu của Lacaillon và các cộng sự (1984); của Lindert và Williamson (1985)… đã xác nhận hiệu ứng Kuznets tại các nuớc công nghiệp tiên tiến. Theo Kuznets (1955), bất bình đẳng sẽ tăng cùng với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều này là do có một lượng lớn lao động di chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp, với thu nhập thấp, sang lĩnh 150 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vực công nghiệp với thu nhập cao hơn, nhưng phân phối không công bằng. Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn sau của sự phát triển, cùng với quá trình công nghiệp hóa, một lượng lớn lao động và dân cư đã chuyển sang sống tại các khu vực đô thị, lúc này sẽ có một sự gia tăng tiền lương tương đối của những người lao động nghèo ở cả thành thị và nông thôn do tình trạng khan hiếm lao động ở cả 02 khu vực. Lúc này, sẽ có nhiều giải pháp chính sách được thực hiện để giảm bất bình đẳng trong nội bộ ngành và giữa các ngành. Dưới tác động của các chính sách và giải pháp đó, lao động sẽ dịch chuyển từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng máy móc để giảm áp lực về tiền lương, cùng với đó là việc gia tăng lao động trong các ngành dịch vụ có năng suất cao hơn với mức thu nhập cao tương ứng. Chính điều này đã làm cho bất bình đẳng thu nhập chung trong nền kinh tế sẽ giảm trong giai đoạn sau của sự phát triển. Hàm ý chính sách được rút ra từ lý thuyết của Kuznets là: nếu trong giai đoạn đầu tăng trưởng dẫn đến bất bình đẳng hơn, thì giảm nghèo sẽ mất nhiều thời gian hơn ở giai đoạn phát triển phát triển sau. Điều quan trọng là lý thuyết tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng của S.Kuznets đã cho thấy có mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với bất bình đẳng trong xã hội. Nhưng điều này sẽ diễn ra trong 02 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu bất bình đẳng có xu hướng tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa, nhưng giai đoạn sau, quá trình tăng trưởng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghệ cao, dịch vụ… lại làm cho bất bình đẳng giảm xuống. Ranh giới để đánh giá ngưỡng chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn kia trong lý thuyết chữ U ngược đó là mức 1.200 USD/đầu ngườii. Với GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM PGS.TS.Đào Hữu Hòa, PGS.TS.Nguyễn Mạnh Toàn, TS.Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực để tăng trưởng là một tất yếu của quá trình phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến việc cấu trúc lại các nguồn lực của xã hội mà trong đó quan trọng nhất chính là sự dịch chuyển của nguồn lực lao động, đất đai, nguồn vốn giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và giữa khu vực thành thị - nông thôn. Chính quá trình chuyển dịch đó sẽ dẫn đến những tác động nhất định về các mặt kinh tế, xã hội mà trong đó quan trọng nhất đó là việc phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa tạo ra tác động tốt nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những hiệu ứng tốt nhất trong việc giảm nghèo. Nói cách khác, phải gắn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc giảm nghèo bền vững, trong đó có vấn đề kiểm soát hố ngăn cách giàu nghèo. Đối với những quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay thì đây là vấn đề quan trọng, cần phải quan tâm. Thực tế trong những năm qua, dưới tác động của cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ngày càng hiện đại... Điều này đến lượt nó lại có tác động ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như của các địa phương ở Việt Nam. Báo cáo này trình bày cơ sở lý thuyết cũng như các kết quả phân tích về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành đến vấn đề giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng từ lâu đã trở thành chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, trong đó điển hình là lý thuyết về chữ U ngược của Simon Kuznets (1955); Lý thuyết kinh tế chính trị được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik (1994), Presson và Tabellini (1994); Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo của Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998); Lý thuyết liên kết của Benabou (1996); Lý thuyết bất ổn định về chính trị - xã hội của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman và Kim (1996); Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản của Perotti (1996); Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)… Nhìn chung, các lý thuyết đã đưa ra nhiều kênh mà qua đó tăng trưởng có thể tác động đến bất bình đẳng và sự tác động này có thể diễn ra theo nhiều chiều kích khác nhau. Tuy nhiên, để xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thì chỉ có lý thuyết chữ U ngược đề cập đến. Trong bài phát biểu năm 1954 với tư cách Chủ tịch truớc Hiệp hội kinh tế Mỹ, Simon Kuznets đã cho rằng bất bình dẳng thu nhập đầu tiên gia tăng nhung sau đó giảm xuống khi đất nuớc công nghiệp hoá. Trong những năm sau đó, các nghiên cứu của Lacaillon và các cộng sự (1984); của Lindert và Williamson (1985)… đã xác nhận hiệu ứng Kuznets tại các nuớc công nghiệp tiên tiến. Theo Kuznets (1955), bất bình đẳng sẽ tăng cùng với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều này là do có một lượng lớn lao động di chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp, với thu nhập thấp, sang lĩnh 150 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vực công nghiệp với thu nhập cao hơn, nhưng phân phối không công bằng. Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn sau của sự phát triển, cùng với quá trình công nghiệp hóa, một lượng lớn lao động và dân cư đã chuyển sang sống tại các khu vực đô thị, lúc này sẽ có một sự gia tăng tiền lương tương đối của những người lao động nghèo ở cả thành thị và nông thôn do tình trạng khan hiếm lao động ở cả 02 khu vực. Lúc này, sẽ có nhiều giải pháp chính sách được thực hiện để giảm bất bình đẳng trong nội bộ ngành và giữa các ngành. Dưới tác động của các chính sách và giải pháp đó, lao động sẽ dịch chuyển từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng máy móc để giảm áp lực về tiền lương, cùng với đó là việc gia tăng lao động trong các ngành dịch vụ có năng suất cao hơn với mức thu nhập cao tương ứng. Chính điều này đã làm cho bất bình đẳng thu nhập chung trong nền kinh tế sẽ giảm trong giai đoạn sau của sự phát triển. Hàm ý chính sách được rút ra từ lý thuyết của Kuznets là: nếu trong giai đoạn đầu tăng trưởng dẫn đến bất bình đẳng hơn, thì giảm nghèo sẽ mất nhiều thời gian hơn ở giai đoạn phát triển phát triển sau. Điều quan trọng là lý thuyết tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng của S.Kuznets đã cho thấy có mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với bất bình đẳng trong xã hội. Nhưng điều này sẽ diễn ra trong 02 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu bất bình đẳng có xu hướng tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa, nhưng giai đoạn sau, quá trình tăng trưởng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghệ cao, dịch vụ… lại làm cho bất bình đẳng giảm xuống. Ranh giới để đánh giá ngưỡng chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn kia trong lý thuyết chữ U ngược đó là mức 1.200 USD/đầu ngườii. Với GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự do hóa thương mại Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam Tình trạng bất bình đẳng ở Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 93 0 0
-
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 trang 51 0 0 -
Tác động của tự do hóa thương mại thế hệ mới đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
11 trang 49 1 0 -
91 trang 46 0 0
-
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu
8 trang 38 0 0 -
Quản lý môi trường và kinh tế học ở Việt Nam: Phần 2
125 trang 32 0 0 -
10 trang 31 0 0
-
10 trang 29 0 0
-
Tiểu luận: AFTA và tác động của nó đến Việt Nam
20 trang 28 0 0 -
Cơ hội, thách thức đối với ngành Dệt – may khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
7 trang 27 0 0