Nghiên cứu thành phần gen H5 của virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên - Huế
Số trang: 9
Loại file: doc
Dung lượng: 193.50 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài báo này các tác giả so sánh thành phần gen H5 của một chủng virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên - Huế và phân tích quan hệ phả hệ với các chủng khác của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần gen H5 của virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên - Huế TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008 ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN GEN H5 CỦA VIRUS CÚM A/H5N1 PHÂN LẬP TỪ VỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Quang Vui Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Lê Thanh Hoà Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Phân đoạn gen HA(H5) của một chủng virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên Huế (ký hiệu A/Dk/Vietnam/Hue/2004) đã được thu nhận bằng phương pháp RTPCR, dòng hoá, giải trình trình tự, so sánh thành phần gen và phân tích quan hệ phả hệ. Gen H5 của chủng A/Dk/Vietnam/Hue/2004 (Thừa ThiênHuế) có tỷ lệ tương đồng cao so với các chủng từ các vùng miền khác của Việt Nam (Hậu Giang, Tiền Giang và Cà Mau) và có thể cùng nguồn gốc dòng Quảng Đông với các chủng cúm A/H5N1 này. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cúm gia cầm (Avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của mọi loài chim, kể cả gia cầm và thủy cầm, do các phân týp (subtype) của nhóm virus cúm A (Influenza virus A) thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên. H5N1 là một phân týp có độc lực cao, xuất hiện gần đây tại các nước châu Á, châu Âu, châu Phi và được chứng minh là có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và gây bệnh trên người trong các vụ dịch cúm gia cầm những năm 19962008. Ở Việt Nam, những vụ dịch cúm gia cầm do H5N1 đã xảy ra trên toàn bộ đất nước, hàng triệu gia cầm bị chết và bị tiêu huỷ, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Virus cúm A chứa hệ gen ARN một sợi âm bao gồm 8 phân đoạn (PB2, PB1, PA, HA, NP, NA, MA, NS), trong đó phân đoạn 4 mã hoá cho protein hemagglutinin (HA) là một protein thụ thể có vai trò bám dính vào tế bào chủ và là kháng nguyên bề mặt chịu trách nhiệm độc lực trong cơ chế gây bệnh của virus. Virus cúm gia cầm có khả năng tái tổ hợp biến chủng để thích nghi và rất dễ thay đổi cấu trúc kháng nguyên (Lê Thanh Hòa và cs, 2004). Hiện nay, các phương pháp sinh học phân tử đã được sử dụng để thu nhận một phần hoặc toàn bộ gen H5N1, xác định đặc tính sinh học phân tử, định loại subtype, giải trình trình tự, so sánh phân tích số liệu và xem xét di truyền quần thể, tiến hóa nguồn gốc của các biến chủng H5N1 (Wan và cs, 2005; Lê Thanh Hòa, 2006). Trong bài báo này chúng tôi so sánh thành phần gen H5 của một chủng virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên Huế và phân tích quan hệ phả hệ với các chủng khác của Việt Nam. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Bệnh phẩm là dịch khí quảnphế quản chứa virus cường độc cúm A/H5N1 thu thập từ vịt tại Thừa Thiên Huế năm 2004 (A/Dk/Vietnam/Hue/2004) đã được vô hoạt bằng nhiệt độ, bảo quản ở 20oC. Các loại sinh phẩm đã được sử dụng trong nghiên cứu: i) Bộ kit QIAamp Viral Mini kit (QIAGEN Inc.) tách chiết ARN hệ gen của virus; ii) Bộ kit Onestep RTPCR của hãng Invitrogen thực hiện phản ứng RTPCR; iii) Bộ kit QIAquick Purification kit (QIAGEN Inc.); iv) Bộ kit TOPOTA cloning (Invitrogen) dùng dòng hóa sản phẩm; v) Chủng vi khuẩn E. coli DHαT1; vi) Bộ kit QIApreps Spin Miniprep (QIAGEN Inc.) sử dụng tách ADN của các plasmid tái tổ hợp; vii) Bộ kit DyeEx 2.0 Spin Kit (QIAGEN Inc.) dùng tinh sạch phản ứng giải trình tự. Tách ARN hệ gen của virus ARN hệ gen của virus được tách chiết bằng bộ kit QIAamp Viral Mini kit (QIAGEN Inc.) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thiết kế mồi và thực hiện phản ứng RTPCR Cặp mồi dùng cho phản ứng RTPCR thu nhận toàn bộ gen H5: Mồi xuôi H5BAMF: 5'CGGGATCCTCTGTCAAAATGGAGAAAATAGTGCTT3', tương ứng vị trí 1934 trong phân đoạn 4, có bố trí điểm cắt của enzyme giới hạn BamHI (gạch bên dưới). Mồi ngược H5NOTR: 5'ATAAGAATGCGGCCGCTCATTAAATGCAAATTCTGCATTGTAACGA3', tương ứng vị trí 17081735 trong phân đoạn 4, có bố trí điểm cắt của enzyme giới hạn NotI (gạch bên dưới). Toàn bộ phân đoạn HA của chủng A/Dk/Vietnam/Hue/2004 có độ dài khoảng 1700 bp được thu nhận bằng phản ứng RTPCR một bước với cặp mồi H5BAMF H5NOTR, theo chu trình nhiệt như sau: 50oC/60 phút, 95oC/15 phút, 35 chu kỳ [94oC/1 phút, 55oC/30 giây, 72oC/2 phút], 72oC/10 phút, sau chu kỳ cuối cùng bảo quản sản phẩm ở 4oC cho đến khi kiểm tra và tinh sạch sản phẩm. Kiểm tra sản phẩm RTPCR, tinh sạch và dòng hóa sản phẩm vào vector tách dòng Sản phẩm RTPCR được kiểm tra trên agarose 1%, được tinh sạch bằng bộ kit QIAquick Purification kit (QIAGEN Inc.) theo hướng dẫn. Gen HA trong s ản ph ẩm sau khi tinh sạch được dòng hóa vào vector pCR2.1TOPO (Invitrogen). Các phản ứng nối ghép gen, chuyển nạp plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp tạo sốc nhiệt được tiến hành theo đúng quy trình. Vi khuẩn tái tổ hợp được chọn lọc nuôi cấy trong môi trường LB lỏng, lắc 200 vòng/phút ở 37oC trong 1620 giờ. Tế bào được thu lại bằng ly tâm và tách chiết ADN plasmid bằng bộ kit QIApreps Spin Mini kit của hãng QIAGEN. Giải trình trình tự và phân tích số liệu Trình tự nucleotide ADN của plasmid được giải trình trên máy tự động ABI 3100 Avant Genetic Analyzer (Applied Biosystems) có tại Viện Công nghệ Sinh học. Chuỗi nucleotide được xử lý bằng chương trình SeqEd1.03, sau đó sử dụng chương trình AssemLIGN 1.9 và hệ chương trình MacVector 8.2 (Accelrys Inc.) trên máy tính Macintosh. So sánh đối chiếu và xử lý số liệu các chuỗi bằng chương trình GENEDOC 2.5. Chọn chuỗi so sánh mức độ tương đồng trình tự nucleotide Chuỗi nucleoti ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần gen H5 của virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên - Huế TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008 ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN GEN H5 CỦA VIRUS CÚM A/H5N1 PHÂN LẬP TỪ VỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Quang Vui Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Lê Thanh Hoà Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Phân đoạn gen HA(H5) của một chủng virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên Huế (ký hiệu A/Dk/Vietnam/Hue/2004) đã được thu nhận bằng phương pháp RTPCR, dòng hoá, giải trình trình tự, so sánh thành phần gen và phân tích quan hệ phả hệ. Gen H5 của chủng A/Dk/Vietnam/Hue/2004 (Thừa ThiênHuế) có tỷ lệ tương đồng cao so với các chủng từ các vùng miền khác của Việt Nam (Hậu Giang, Tiền Giang và Cà Mau) và có thể cùng nguồn gốc dòng Quảng Đông với các chủng cúm A/H5N1 này. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cúm gia cầm (Avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của mọi loài chim, kể cả gia cầm và thủy cầm, do các phân týp (subtype) của nhóm virus cúm A (Influenza virus A) thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên. H5N1 là một phân týp có độc lực cao, xuất hiện gần đây tại các nước châu Á, châu Âu, châu Phi và được chứng minh là có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và gây bệnh trên người trong các vụ dịch cúm gia cầm những năm 19962008. Ở Việt Nam, những vụ dịch cúm gia cầm do H5N1 đã xảy ra trên toàn bộ đất nước, hàng triệu gia cầm bị chết và bị tiêu huỷ, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Virus cúm A chứa hệ gen ARN một sợi âm bao gồm 8 phân đoạn (PB2, PB1, PA, HA, NP, NA, MA, NS), trong đó phân đoạn 4 mã hoá cho protein hemagglutinin (HA) là một protein thụ thể có vai trò bám dính vào tế bào chủ và là kháng nguyên bề mặt chịu trách nhiệm độc lực trong cơ chế gây bệnh của virus. Virus cúm gia cầm có khả năng tái tổ hợp biến chủng để thích nghi và rất dễ thay đổi cấu trúc kháng nguyên (Lê Thanh Hòa và cs, 2004). Hiện nay, các phương pháp sinh học phân tử đã được sử dụng để thu nhận một phần hoặc toàn bộ gen H5N1, xác định đặc tính sinh học phân tử, định loại subtype, giải trình trình tự, so sánh phân tích số liệu và xem xét di truyền quần thể, tiến hóa nguồn gốc của các biến chủng H5N1 (Wan và cs, 2005; Lê Thanh Hòa, 2006). Trong bài báo này chúng tôi so sánh thành phần gen H5 của một chủng virus cúm A/H5N1 phân lập từ vịt tại Thừa Thiên Huế và phân tích quan hệ phả hệ với các chủng khác của Việt Nam. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Bệnh phẩm là dịch khí quảnphế quản chứa virus cường độc cúm A/H5N1 thu thập từ vịt tại Thừa Thiên Huế năm 2004 (A/Dk/Vietnam/Hue/2004) đã được vô hoạt bằng nhiệt độ, bảo quản ở 20oC. Các loại sinh phẩm đã được sử dụng trong nghiên cứu: i) Bộ kit QIAamp Viral Mini kit (QIAGEN Inc.) tách chiết ARN hệ gen của virus; ii) Bộ kit Onestep RTPCR của hãng Invitrogen thực hiện phản ứng RTPCR; iii) Bộ kit QIAquick Purification kit (QIAGEN Inc.); iv) Bộ kit TOPOTA cloning (Invitrogen) dùng dòng hóa sản phẩm; v) Chủng vi khuẩn E. coli DHαT1; vi) Bộ kit QIApreps Spin Miniprep (QIAGEN Inc.) sử dụng tách ADN của các plasmid tái tổ hợp; vii) Bộ kit DyeEx 2.0 Spin Kit (QIAGEN Inc.) dùng tinh sạch phản ứng giải trình tự. Tách ARN hệ gen của virus ARN hệ gen của virus được tách chiết bằng bộ kit QIAamp Viral Mini kit (QIAGEN Inc.) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thiết kế mồi và thực hiện phản ứng RTPCR Cặp mồi dùng cho phản ứng RTPCR thu nhận toàn bộ gen H5: Mồi xuôi H5BAMF: 5'CGGGATCCTCTGTCAAAATGGAGAAAATAGTGCTT3', tương ứng vị trí 1934 trong phân đoạn 4, có bố trí điểm cắt của enzyme giới hạn BamHI (gạch bên dưới). Mồi ngược H5NOTR: 5'ATAAGAATGCGGCCGCTCATTAAATGCAAATTCTGCATTGTAACGA3', tương ứng vị trí 17081735 trong phân đoạn 4, có bố trí điểm cắt của enzyme giới hạn NotI (gạch bên dưới). Toàn bộ phân đoạn HA của chủng A/Dk/Vietnam/Hue/2004 có độ dài khoảng 1700 bp được thu nhận bằng phản ứng RTPCR một bước với cặp mồi H5BAMF H5NOTR, theo chu trình nhiệt như sau: 50oC/60 phút, 95oC/15 phút, 35 chu kỳ [94oC/1 phút, 55oC/30 giây, 72oC/2 phút], 72oC/10 phút, sau chu kỳ cuối cùng bảo quản sản phẩm ở 4oC cho đến khi kiểm tra và tinh sạch sản phẩm. Kiểm tra sản phẩm RTPCR, tinh sạch và dòng hóa sản phẩm vào vector tách dòng Sản phẩm RTPCR được kiểm tra trên agarose 1%, được tinh sạch bằng bộ kit QIAquick Purification kit (QIAGEN Inc.) theo hướng dẫn. Gen HA trong s ản ph ẩm sau khi tinh sạch được dòng hóa vào vector pCR2.1TOPO (Invitrogen). Các phản ứng nối ghép gen, chuyển nạp plasmid vào tế bào E. coli bằng phương pháp tạo sốc nhiệt được tiến hành theo đúng quy trình. Vi khuẩn tái tổ hợp được chọn lọc nuôi cấy trong môi trường LB lỏng, lắc 200 vòng/phút ở 37oC trong 1620 giờ. Tế bào được thu lại bằng ly tâm và tách chiết ADN plasmid bằng bộ kit QIApreps Spin Mini kit của hãng QIAGEN. Giải trình trình tự và phân tích số liệu Trình tự nucleotide ADN của plasmid được giải trình trên máy tự động ABI 3100 Avant Genetic Analyzer (Applied Biosystems) có tại Viện Công nghệ Sinh học. Chuỗi nucleotide được xử lý bằng chương trình SeqEd1.03, sau đó sử dụng chương trình AssemLIGN 1.9 và hệ chương trình MacVector 8.2 (Accelrys Inc.) trên máy tính Macintosh. So sánh đối chiếu và xử lý số liệu các chuỗi bằng chương trình GENEDOC 2.5. Chọn chuỗi so sánh mức độ tương đồng trình tự nucleotide Chuỗi nucleoti ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Nghiên cứu thành phần gen H5 Thành phần gen H5 Virus cúm A/H5N1 Cúm gia cầm Bệnh truyền nhiễm cấp tínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0