Danh mục

Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)" tiến hành nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu riềng nếp mọc tại Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU RIỀNG NẾP (ALPINIA GANLANGA (L.) WILLD) Dương Thị Ánh Tuyết 1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Tinh dầu lá và thân rễ riềng nếp được thu nhận bằng phương pháp chưng cất hơi nước.Thành phần hóa học tinh dầu được xác định bằng phương pháp GC-MS. Kết quả xác định được35 hợp chất trong tinh dầu lá riềng với tổng %GC-MS là 95,86%. Các hợp chất chiếm phầntrăm cao trong tinh dầu là (Z)-Nerolidol (41,3%) ; Z-α-bisabolene (31,31%); α-Humulenen(5,01%); (Z)-Nuciferol (4,43%). Kết quả phân tích GC-MS của tinh dầu thân rễ riềng nếp chothấy số hợp chất xác định được là 57 hợp chất có tỉ lệ %GC-MS 86,12%. Các hợp chất chiếmtỉ lệ phần trăm cao bao gồm: 1,8-Cineole (26,16%); (1S,4R,5R)-1,3,3-Trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl acetate (16,38%); β-Bisabolene (7,21%); α-trans-Bergamotene(5,49%). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa cao nhấtcủa tinh dầu thân rễ riềng là 60,88% (nồng độ 4,87mg/mL). Từ khóa: Alpinia ganlanga (L.) Willd, tinh dầu riềng nếp, thành phần hóa học1. ĐẶT VẤN ĐỀ Riềng nếp, Alpinia ganlanga (L.) Willd, còn có tên gọi là hồng đậu khấu, sơn nại, sơnkhương tử thuộc họ: Gừng (Zingiberacea). Riềng nếp phân bố rải rác ở một số vùng thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam,cây vừa mọc tự nhiên, vừa được trồng. Riềng nếp mọc tự nhiên nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu(Tuần Giáo, Điện Biên, Tủa Chùa); Sơn La (Mường La, Sông Mã); Lào Cai (Văn Bàn, ThanUyên); Hòa Bình (Mai Châu). Cây cũng phân bố ở một số tỉnh vùng núi khác ở miền Bắc và cóthể ở cả Tây Nguyên. Riềng nếp là cây đặc biệt ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng; thường mọc rảirác ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm, nhất là dọc theo các bờ suối, ven rừng hoặc rừng thưatrong thung lũng. Độ cao phổ biến từ 300 đến 600 m hoặc hơn. Cây sinh trưởng phát triển mạnhtrong mùa hè – thu; cuối mùa thu bắt đầu có hoa quả; gieo giống tự nhiên bằng hạt. Riềng nếpcó khả năng đẻ nhánh nhiều từ thân rễ. Số nhánh mọc ra hàng năm thường tăng theo cấp sốnhân (Đỗ Tất Lợi, 2006). Hầu như tất cả các nước Đông Nam Á, Nam Á đều sử dụng để làm gia vị trong chế biếnthực phẩm. Hoa và lá non được dùng để ăn tươi trong các loại rau gia vị khác. Ở một số địaphương, hoa riềng nếp được dùng để muối cà (cà sẽ thơm, không có váng). Ở Trung Quốc, Làovà Campuchia, thân rễ được uống chống co giật, gây trung tiện và long đờm, trị lỵ, trị viêm phếquản, và dùng ngoài trị thấp khớp. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trị nhiều bệnh, làm thuốc lọcmáu, trị khó tiêu, dụng dập, tiêu chảy, nhiễm khuẩn uốn ván, sốt rét mạn tính, bệnh tê phù, ghẻcóc, đau dạ dày, bệnh dịch tả, ngứa, nấm da, bệnh da, chốc lở, mày đay, đau răng, trị giun,chống co thắt, gây trung tiện, đầy hơi. Ở Philippin, thân rễ được dùng gây trung tiện, kích thích,và nước sắc lá dùng làm nước tắm trị thấp khớp. Ở Indonesia, thân rễ nạo nhỏ trộn với ít muốiuống lúc đói trị lách to, và nước ngâm thân rễ uống trị bệnh phong. Ở Malaysia, hạt được dùngtrị cơn đau bụng, tiêu chảy, nôn và bệnh mụn rộp, nước hãm lá dùng cho phụ nữ uống sau khi 359đẻ. Trong y học dân gian Ấn Độ, thân rễ dùng chữa đầy hơi, khó tiêu, thấp khớp và bệnh viêmxổ, đặc biệt trong viêm xổ phế quản, và cùng với hồ tiêu và gừng trị sốt. Cao lá dùng bôi trịngứa và bệnh dị ứng da (Har Krishan Bhalla, 2016). Trong y học dân tộc, riềng nếp được coi làcó vị cay tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm sưng đau và tiêu thực.Thân, rễ giã nhỏ, đắp bên ngoài chữa đau nhức đầu, đau bụng hoặc dùng để ngâm rượu làmthuốc xoa bóp chữa bệnh viêm thấp khớp. Ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về tinh dầu lá và thân rễ riềng nếp mọc tại Bình Dương.Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và hoạt tínhsinh học của tinh dầu riềng nếp mọc tại Bình Dương.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ly trích tinh dầu Riềng nếp được thu hái được thu hái tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh BìnhDương, được định danh bởi Tiến sĩ Phạm Văn Thế, phòng quản lý phát triển Khoa học & Côngnghệ, trường Đại học Tôn Đức Thắng. Lá (thân rễ) riềng nếp được loại bỏ lá sâu, héo úa, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cân 1,5 kg lá (thânrễ) đã băm vào bình cầu có thể tích 6000 ml cùng với 3,75 lít nước. Ráp hệ thống chưng cất.Tiến hành chưng cất trong 3 giờ. Tắt bếp, để nguội, trích lấy tinh dầu. Làm khan bằng muốiNa2SO4 khan, ta thu được tinh dầu tinh khiết. Hiệu suất của quá trình chưng cất được tính như sau: m H = mTD X 100 NL Trong đó: H: hiệu suất của quá trình c ...

Tài liệu được xem nhiều: