Danh mục

Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh)" khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá khuynh diệp trắng mọc ở Phú Yên, góp phần vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả loài cây trồng này. Tinh dầu khuynh diệp trắng được thu nhận bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh)THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU KHUYNH DIỆP TRẮNG (EUCALYPTUS CAMALDULENSIS DEHNH) Dương Thị Ánh Tuyết1 1. Email: tuyetdta@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Khuynh diệp là một trong những loài cây được trồng rộng rãi nhất và quan trọng nhấtthế giới. Công dụng chính của nó là sản xuất tinh dầu, dùng trong y tế và dược phẩm. Bài báonày khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá khuynh diệp trắng mọc ở PhúYên, góp phần vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả loài cây trồng này. Tinh dầu khuynh diệptrắng được thu nhận bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Thành phần hóa học tinh dầuđược xác định bằng phương pháp GC-MS. Kết quả xác định được 14 chất với tổng % GC-MSlà 99,43%. Các chất chiếm phần trăm cao trong tinh dầu khuynh diệp trắng là Eucalyptol/1,8-Cineole (53,67%), α-Pinene (32,74%), Limonene (5,51%), α-Terpinenol (2,8%), o-Cymene(0,63%). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy tinh dầu thu được có giá trị SC50là 18,70 ± 1,56 mg/ml. Tinh dầu khuynh diệp trắng cho hoạt tính kháng Staphylococcus aureus,không có hoạt tính kháng khuẩn đối với Escherichia coli. Từ khóa: Tinh dầu khuynh diệp trắng, thành phần hóa học, khả năng chống oxy hóa, hoạt tính kháng khuẩn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khuynh diệp trắng, Eucalyptus camaldulensis Dehnh, còn có tên gọi là khuynh diệp đỏ,bạch đàn camal, bạch đàn Úc, bạch đàn đỏ thuộc họ Sim (Myrtaceae). Bạch đàn là một chi có sốlượng loài khá lớn, theo Lã Đình Mỡi và cộng sự, Bạch đàn ước có khoảng trên 500 loài, theoDairy R.Batish và cộng sự Bạch đàn có khoảng 700 loài khác nhau, còn theo Lê Văn Truyền vàcộng sự bạch đàn có tới 800 loài khác nhau. Đây là một nguyên liệu có giá trị trong công nghiệpdược phẩm, mỹ phẩm. Tinh dầu của một số loài đã được dùng làm cao xoa, làm thuốc sát trùng.Nhiều loại tinh dầu lại được dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu bệnh thảo mộc(Nguyễn Văn Minh, 2010). Theo Lã Đình Mỡi, bạch đàn không chỉ là loài cây cung cấp gỗ chocông nghiệp giấy sợi mà còn là nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu cho công nghiệp dược phẩm, hoámỹ phẩm và công nghiệp chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2002).Đỗ Tất Lợi đã mô tả lá Bạch đàn được dùng để chữa ho, giúp tiêu hóa, ngoài ra còn dùng để chữacảm sốt (Đỗ Tất Lợi, 2001). Nhiều nghiên cứu chỉ ra dịch chiết và tinh dầu khuynh diệp có khảnăng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau, kháng viêm, xua đuổi muỗi và côn trùng, hạ huyết áp,cầm máu, bệnh lao, bệnh sốt rét và các bệnh về răng lợi và miệng (Basak và nnk., 2010). Trên thế giới, nhiều bài báo nghiên cứu về tinh dầu khuynh diệp trắng nhưng ở Việt Namchưa có báo cáo nào về tinh dầu khuynh diệp trắng mọc tại Phú Yên. Do vậy, bài báo này tiếnhành nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu khuynh diệp trắng mọctại Phú Yên, Việt Nam, nhằm góp phần vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả loài cây trồng này. 2962. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ly trích tinh dầu : Lá khuynh diệp trắng được thu hái tại xã Sơn Xuân, huyện SơnHòa, tỉnh Phú Yên vào 9 giờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 2019, được định danh bởi TS. PhạmVăn Thế, Phòng quản lý phát triển Khoa học & Công nghệ, ĐH Tôn Đức Thắng. Cân 1,5 kg lá khuynh diệp trắng đã rửa sạch, cắt nhỏ vào bình cầu có thể tích 6000 mlcùng với 3,6 lít nước, chưng cất lá trong 4,5 giờ. Tinh dầu sau khi ly trích được làm khan bằngmuối Na2SO4 khan và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho các khảo sát tiếp theo. Hiệu suấtcủa quá trình chưng cất được tính như sau: m H = mTD X 100 NL Trong đó: H: hiệu suất của quá trình chưng cất (%) mTD: khối lượng tinh dầu (gam) mNL : khối lượng nguyên liệu tươi (gam) 2.2. Xác định thành phần hóa học: Thành phần hóa học được khảo sát bằng phươngpháp GC/MS tại phòng thí nghiệm hóa hữu cơ, trường ĐH. Khoa học tự nhiên, thành phố HồChí Minh. Các cấu phần có trong tinh dầu được định danh trên GC Agilent 7890A, đầu dò phổkhối lượng (MSD) 5975C VL Triple-Axis với cột mao quản không phân cực Phenomenex 7HG-G010-11 Zebron ZB-5MS (30,0 m x 0,25 mm x 0,25 μm). Khí mang helium với chế độ đẳngáp ở 12000 psi. Nhiệt độ đầu nạp và đầu dò được thiết lập ở 300oC. Thể tích mẫu tiêm vào là0,1 μl với chế độ đẳng dòng. Chương trình nhiệt được thiết lập với nhiệt độ đầu 60oC, tăng3oC/phút đến 240oC. Các cấu tử tinh dầu được định danh bằng cách so sánh các giá trị chỉ sốlưu tuyến tính (linear retention index, LRI) và phổ khối lượng của chúng với các hợp chất thamkhảo được công bố bởi Adams và hệ thống dữ liệu MS từng hợp chất trong thư việ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: