Danh mục

Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn.) trồng ở tuyên quang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ các cặn chiết của vỏ cây sổ (thu hái ở tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi đã phân lập được 3 hợp chất: B-sitosterol 1, andehit betulinic 2 và axit betulinic 3. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa vào các phương pháp phổ như IR, 1H-NMR, 13C-NMR, MS,...Hợp chất 2 và 3 được đem thử hoạt tính sinh học ở điều kiện in vitro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn.) trồng ở tuyên quang JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 50-54 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ CÂY SỔ (Dillenia indica Linn.) TRỒNG Ở TUYÊN QUANG Lâm Thị Hải Yến và Phạm Hữu Điển Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ các cặn chiết của vỏ cây sổ (thu hái ở tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi đã phân lập được 3 hợp chất: β-sitosterol 1, andehit betulinic 2 và axit betulinic 3. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa vào các phương pháp phổ như IR, 1 H-NMR, 13 C-NMR, MS,. . . Hợp chất 2 và 3 được đem thử hoạt tính sinh học ở điều kiện in vitro. Từ khóa: Vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn.), andehit betulinic, axit betulinic.1. Mở đầu Cây sổ, tên khoa học là Dillenia indica Linn., thuộc họ Sổ Dilleniaceae, cây mọc rảirác ở vùng rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta. Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phậncủa cây sổ như quả, lá, và phần vỏ thân được nhân dân ta sử dụng để chữa bệnh sỏi thận, sỏibàng quang, sốt, phù thũng, đầy bụng, ho, sốt rét, cảm cúm [1-3]. Một số công trình nghiêncứu trên thế giới cho thấy cây sổ có chứa các tritecpen, flavonoit, steroit và các hợp chấtkhác như Lupeol; 3-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid; 3-hydroxy-lup-20(29)-en-28-al;3,5,7-trihydroxy-3’,4’-dimethoxy flavone; β-sitosterol; stigmasterol [2, 4, 6]. . . Là loàicây thuốc quý, nhưng cây sổ vẫn chưa được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiêncứu nhiều. Bài báo này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu gần đây của chúng tôi vềthành phần hóa học của vỏ cây sổ trồng tại Tuyên Quang.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực nghiệm * Nguyên liệu: Nguyên liệu nghiên cứu là vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn.) thuộc họ Sổ(Dilleniaceae) được thu hái ở xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vào tháng10/2010. Tên cây do TS. Đỗ Hữu Thư công tác tại Viện Sinh thái, Tài nguyên và Sinh vậtNgày nhận bài: 10/5/2013. Ngày nhận đăng: 7/6/2013.Tác giả liên lạc: Lâm Thị Hải Yến, địa chỉ e-mail: haiyen.hnue@gmail.com50 Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ cây sổ (Dillenia indica Linn.) trồng ở Tuyên Quang(thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy,Hà Nội) xác định giúp. Vỏ cây sổ sau khi thu hái được rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mátvà sấy ở 50 o C, sau đó được xay thành bột mịn. * Thiết bị: Điểm nóng chảy được đo trên thiết bị Gallen Kamp (CHLB Đức). Phổ 1 H-NMR(500MHz), 13 C-NMR (9125 MHz) được đo trên máy Brucker AM500-FT-NMR (chất nộichuẩn: TMS), phổ hồng ngoại - trên máy Shimadzu FTIR- 8101M (ép viên với KBr), phổkhối lượng – trên thiết bị Engine 5989-HP. Sắc kí lớp mỏng: sử dụng bản mỏng tráng sẵnsilica gel trên đế nhôm (hãng Merck); phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ba bước sóng 254,302 và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch axit H2 SO4 10%. Sắc kí cột được tiếnhành với chất hấp phụ silica gel (hãng Merck), cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm (230 - 400 mesh).Sử dụng thiết bị sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC Jasco/PU2080 (Nhật) tách chất từ cácphân đoạn thu được sau sắc kí cột. Máy đông cô chân không Labconco (Mĩ) dùng để loạidung môi, làm khô chất sạch đã phân lập. * Chiết tách: Bột vỏ cây sổ (3,0 kg) đem chiết bằng metanol nhiều lần đến khi nhạt màu, cất côquay dưới áp suất thấp, thu được 289,05 gam cao tổng. Chiết cao tổng lần lượt trong các hệdung môi hữu cơ: n-hexan : nước và etyl axetat : nước (tỉ lệ 1 : 1), sau khi cất cô quay (dướiáp suất thấp) để thu hồi dung môi, được 11,88 gam cao chiết từ n-hexan; 242,314 gam caochiết từ etyl axetat; 44,86 gam cao metanol-nước. Lấy 11,88 gam cao chiết n-hexan đemchạy sắc kí cột, hệ dung môi rửa giải n-hexan : etyl axetat (n-H:E) = từ 100 : 0 đến 100: 400, sau đó lấy chất kết tinh đem chạy sắc kí lỏng (sử dụng máy HPLC điều chế), phathuận, hệ dung môi rửa giải là E : n-H = 1 : 5, chúng tôi thu được chất kết tinh 1 và 3. Lấy10 gam cao chiết etyl axetat chạy cột sắc kí, hệ dung môi rửa giải CHCl3 : CH3 OH = từ100 : 0 đến 0 : 100, được chất kết tinh 2 (phân đoạn 10 : 1). * Nhận dạng các chất: β-Sitosterol (1): Tinh thể hình kim, không màu, Rf = 0.45 (hệ dung môi n-H : E= 4 : 1), tonc = 139 - 140 o C, tan tốt trong CHCl3 , axeton, metanol. IR (KBr, cm−1 ): 3434(tù, υOH ), 2939, 2869 (υCH no ), 1644, 1462 (υC=C ), 1376, 1060, 958, 803, 586. 1 H-NMR(δ, ppm): 5,35 (1H, m, H-6), 3,53 (1H, m, H-3), 2,28 và 2,23 (2H, m, H-4), 0,68 (3H, s,H-18), 1,00 (3H, s, H-19), 0,92 (3H, d, J = 5.5Hz, H-21), 0,83 (3H, d, J = 7,1Hz, H-26),0,84 (3H, d, H-27), 0.86 (3H, t, H-29); công thức phân tử C29 H50 O. Andehit betulinic(2): Tinh thể hình kim, không màu, Rf = 0,55 (hệ dung môi n-H: E = 4:1), tonc = 216,5 o C, dễ tan tro ...

Tài liệu được xem nhiều: