Danh mục

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu với nội dung chủ yếu điều tra, khảo sát thành phần loài mối tại khu di tích Cố đô Huế, xác định các loài mối gây hại chính và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệu quả để phòng trừ các loài mối gây hại chính cho khu di tích Cố đô Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Quang Thịnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Động vật học; Mã số 60 42 01 03 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Huy Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Động vật học; Cố đô Huế; Thừa Thiên Huế; mối.Content MỞ ĐẦUMối là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức năng giữa các nhóm cá thể trongquần tộc. Trong một quần tộc mối có các đẳng cấp khác nhau: mối vua, mối chúa, mối cánh,mối thợ, mối lính, mối non … Với khả năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từxenlulose và là nguồn thức ăn cho động vật hoang dã nên mối có vai trò rất quan trọng trongcác hệ sinh thái tự nhiên.Với con người, mối được xếp vào nhóm côn trùng gây hại. Do thức ăn của mối là các vật liệucó nguồn gốc xenlulose nên đối tượng gây hại của mối là các công trình kiến trúc (nhà cửa,kho tàng, di tích lịch sử, văn hóa v.v.); các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện (đê, đập đất); cácloại cây trồng (cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây cổ thụ, cây xanh đường phố)…. Mỗiđối tượng có một loài hay một nhóm loài gây hại chính. Ví dụ: giống mối Coptotermes gâyhại chủ yếu cho công trình kiến trúc, giống mối Odontotermes gây hại trên các công trìnhthủy lợi hoặc cây trồng.Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối tập trung chủ yếu theo hai hướngchính: điều tra đa dạng sinh học của mối và nghiên cứu các giải pháp phòng trừ các loài mốigây hại trên các đối tượng cụ thể. Đã có nhiều nghiên cứu về điều tra đa dạng sinh học mốiđược tiến hành như: Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], Lê Trọng Sơn (1996) [23], Nguyễn TânVương (1997) [40], Nguyễn Văn Quảng (2003) [18], Ngô Trường Sơn (2009) [28], NguyễnQuốc Huy (2010) [8], v.v. Các nghiên cứu thường tập trung vào môi trường tự nhiên nhưvườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Những dẫn liệu về thành phần loài mối vùng đồngbằng, thành phố đặc biệt là tại các khu di tích lịch sử, văn hóa còn ít và tản mạn. Theo hướngnghiên cứu giải pháp phòng trừ mối trên các đối tượng ở Việt Nam có thể kể đến những côngtrình của Trịnh Văn Hạnh (2002, 2005, 2008, 2011) [3, 4, 5, 6], Ngô Trường Sơn (2009) [28],Nguyễn Quốc Huy (2010) [8], Nguyễn Tân Vương (2005, 2008, 2010) [41, 42, 43] v.v. Trongđó, biện pháp lây nhiễm sử dụng bả độc được áp dụng có hiệu quả cao đối với giống mốiCoptotermes gây hại công trình kiến trúc.Khu di tích Cố đô Huế bao gồm một quần thể các di tích lịch sử - văn hoá do triềuNguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địabàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộctỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn các di tích thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cốđô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng12 năm 1993. Hiện tại, Cố đô Huế đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng23 di tích Quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành các cụm côngtrình bao gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và các cụm công trình trong Kinhthành Huế. Trong Kinh thành Huế bao gồm Đại Nội và Thành Nội.Các di tích trong khu di tích Cố đô Huế được cấu thành từ rất nhiều cấu kiện bằng gỗ và cácvật liệu có nguồn gốc xenlulose nên thường xuyên bị mối xâm nhập gây hại. Cho đến nay, đãcó một số công trình nghiên cứu về thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế. Tuynhiên, những nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như chưa điều tra đầy đủ thành phần loàitrong các công trình thuộc khu di tích Cố đô Huế, chưa xác định được loài gây hại chính cũngnhư chưa đánh giá được mức độ gây hại của chúng đối với các công trình trong khu di tích Cốđô Huế…Với nhận thức đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài mối(Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích Cố đô Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế” với nội dung chủ yếu điều tra, khảo sát thành phần loài mối tại khu ditích Cố đô Huế, xác định các loài mối gây hại chính và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệuquả để phòng trừ các loài mối gây hại chính cho khu di tích Cố đô Huế.Vì điều kiện thời gian và khả năng hạn chế nên chắc chắn luận văn còn nhiều điểm khiếmkhuyết, rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạnđồng nghiệp.Reference TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN-7958 :2008 Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới, 20 tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: