Danh mục

Nghiên cứu thay đổi nồng độ Pepsinogen huyết tương và mối liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được nghiên cứu với mục đích nhằm đánh giá thay đổi nồng độ pepsinogen (PG) I, II huyết tương và mối liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa (BDDTAC) ở bệnh nhân (BN) xơ gan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thay đổi nồng độ Pepsinogen huyết tương và mối liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018 NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN HUYẾT TƯƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN Dương Quang Huy*; Hoàng Văn Quân*; Phayvanh Chanthasouk** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá thay đổi nồng độ pepsinogen (PG) I, II huyết tương và mối liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa (BDDTAC) ở bệnh nhân (BN) xơ gan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 60 BN xơ gan tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Chẩn đoán và phân loại mức độ BDDTAC theo Hội nghị đồng thuận Baveno III; định lượng nồng độ PG I, PG II huyết tương bằng phương pháp miễn dịch vi hạt hóa phát quang. Kết quả: nồng độ PG I, PG II huyết tương trung bình lần lượt 95,8 ± 58,4 ng/ml và 15,6 ± 9,8 ng/ml giảm nồng độ PG I huyết tương < 70 ng/ml gặp 36,7% BN xơ gan. Không có mối liên quan giữa nồng độ PG huyết tương với xuất hiện cũng như mức độ BDDTAC ở BN xơ gan. Kết luận: xơ gan gây BDDTAC, tuy nhiên không ảnh hưởng đến chức năng ngoại tiết của tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày. * Từ khóa: Xơ gan; Bệnh dạ dày tăng áp cửa; Nồng độ pepsinogen. Changes of Serum Pepsinogen Levels and Relationship with Portal Hypertensive Gastropathy in Patients with Cirrhosis Summary Objectives: To evaluate the changes of serum pepsinogen levels and the relationship with portal hypertensive gastropathy (PHG) in cirrhotic patients. Subjects and methods: Prospective, cross-sectional descriptive study was carried out on 60 patients with cirrhosis in Digestive Department of 103 Military Hospital. The diagnosis and determination of degree of PHG were based on the Baveno III consensus workshop. PG I and PG II concentration in serum was determined by chemiluminescent microparticle immuno assay (CMIA). Results: Serum PG I, PG II levels in patients with cirrhosis were 95.8 ± 58.4 ng/mL and 15.6 ± 9.8 ng/mL, respectively, the decrease in PG I was less than 70 ng/mL accounting for 36.7%. There was not a significant relationship between serum PG levels and PHG. Conclusion: Cirrhosis caused morphological change without the effect on functional status of gastric mucosa. * Keywords: Cirrhosis; Portal hypertensive gastropathy; Pepsinogen concentration. * Bệnh viện Quân y 103 ** Bệnh viện 107 (Lào) Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy (huyduonghvqy@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 26/12/2017 73 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018 ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ gan là bệnh lý khá phổ biến, căn nguyên chủ yếu do nhiễm virut viêm gan B, C và lạm dụng rượu quá mức, tỷ lệ tử vong do xơ gan tương đối cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xơ gan có thể gây ra nhiều biến chứng nặng, nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh não gan, hội chứng gan thận, hội chứng gan phổi và là tiền đề của ung thư biểu mô tế bào gan [1]. Ngoài ra, xơ gan còn ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác, mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng là yếu tố cộng hưởng làm bệnh diễn biến nặng hơn như gây cường lách, ảnh hưởng đến cơ quan nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận…) và gây biến chứng lên đường tiêu hóa. Tác động của xơ gan lên ống tiêu hóa, cụ thể là lên niêm mạc dạ dày đã được ghi nhận, trong suốt 3 thập kỷ qua qua cùng với sự phát triển của Ngành Nội soi tiêu hóa, trong đó tổn thương hay gặp nhất là niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất hiện các ban đỏ nhỏ và dẹt, nặng hơn là xuất huyết niêm mạc giống như hình da rắn (snake-skin) hoặc dạng khảm (mosaic). Những tổn thương này được định nghĩa là BDDTAC, đa số gặp ở BN xơ gan (tỷ lệ có thể lên đến 98,0%) [2, 3]. Tuy nhiên, sự thay đổi hình thái niêm mạc như đã mô tả ở trên có ảnh hưởng đến chức năng ngoại tiết của niêm mạc dạ dày, nhất là chức năng tiết PG như thế nào, vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm: Đánh giá sự thay đổi nồng độ PG I, II huyết tương và mối 74 liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa ở BN xơ gan. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 60 BN xơ gan được điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ 9 - 2016 đến 6 - 2017. - Chẩn đoán xơ gan: khi lâm sàng và xét nghiệm có đủ các hội chứng: suy chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và thay đổi hình thái gan. Với BN xơ gan Child-Pugh A, chỉ lựa chọn vào nghiên cứu BN có biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa rõ (có giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi), kết hợp hình ảnh siêu âm gan nhu mô thô, tăng âm dạng nốt, bờ gan không đều. - Loại khỏi nghiên cứu: BN đang xuất huyết tiêu hóa hoặc dùng thuốc dự phòng vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, thuốc giảm tiết, trung hòa axít dịch vị, BN từ chối hoặc có chống chỉ định nội soi... 2. Phương pháp nghiên cứu. - Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. - Tất cả BN chọn vào nghiên cứu được khám ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: