Nghiên cứu thu nhận và tinh sạch enzyme ngoại bào cellulase từ chủng vi khuẩn ưa mặn Bacillus sp. X2
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 760.15 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành nghiên cứu thu nhận và tinh sạch cellulase có khả năng phân hủy cellulose trong điều kiện mặn, ứng dụng trong sản xuất chế phẩm enzyme xử lý chất thải hữu cơ có độ mặn cao gây ô nhiễm môi trường ven biển hải đảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thu nhận và tinh sạch enzyme ngoại bào cellulase từ chủng vi khuẩn ưa mặn Bacillus sp. X2 Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU THU NHẬN VÀ TINH SẠCH ENZYME NGOẠI BÀO CELLULASE TỪ CHỦNG VI KHUẨN ƯA MẶN Bacillus sp. X2 TÔ LAN ANH, NGUYỄN KHÁNH HOÀNG VIỆT, NGUYỄN VĂN HOÀNG, TÔ VĂN THIỆP, NGUYỄN THỊ NHUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các vùng ven biển hải đảo, nơi có nhiều đơn vị quân đội đóng quân cũng như các vùng dân cư sinh sống, tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt, sản xuất với hàm lượng các chất hữu cơ cao như cacbonhydrat, protein, cellulose, xylan... thường bị nhiễm mặn, khó phân hủy, tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như ruồi, bọ, chuột, nấm phát triển cũng như làm ô nhiễm đất, nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong đó, các hợp chất cellulose (lignin, cellulose, hemicellulose) là thành phần khó phân hủy sinh học nhất chiếm khoảng 70% theo khối lượng khô trong chất thải hữu cơ [7]. Cellulose cũng là polyme chủ yếu cấu tạo nên thành tế bào thực vật, với cấu trúc dạng bó sợi vũng chắc được xây dựng từ các đơn phân D-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4 glycoside [8]. Để phân hủy cấu trúc bó sợi bền vững này, cần có sự kết hợp của 3 loại enzyme cellulase: endoglucanase (EG), exoglucanase (CBH) và β-D-glucosidase (BG) [3, 6]. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tách chiết, tinh sạch cellulase được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, thức ăn chăn nuôi, chất tẩy rửa, nhiên liệu sinh học hay enzyme thương mại [1÷3, 5]. Bên cạnh đó, cellulase cũng được bổ sung vào các chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường, giúp cho quá trình phân hủy các chất thải lignocellulose đạt hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sự chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về tinh sạch và biểu hiện enzyme cellulase tái tổ hợp cũng đang được chú trọng nhằm sản xuất lượng lớn cellulase ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau [9÷11]. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu về cellulase hoạt động trong nồng độ muối cao chưa có nhiều. Vì vậy, trong bài báo này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu thu nhận và tinh sạch cellulase có khả năng phân hủy cellulose trong điều kiện mặn, ứng dụng trong sản xuất chế phẩm enzyme xử lý chất thải hữu cơ có độ mặn cao gây ô nhiễm môi trường ven biển hải đảo. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và hóa chất Chủng vi khuẩn X2 được phân lập từ mẫu nước biển tại vùng biển Hải Phòng. Hóa chất: Các hóa chất trong nghiên cứu là các hóa chất thường sử dụng cho vi sinh và sinh học phân tử từ các hãng Sigma, Mecrk, Thermo Scientific, GE. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 143 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Thiết bị Các thiết bị thí nghiệm được sử dụng chủ yếu như: Máy PCR, thiết bị điện di ngang của hãng Bio-rad (Mỹ), hệ thống chụp ảnh điện di Mega bio print của hãng Fisher biotech (Úc), máy ly tâm lạnh của hãng Orto alresa (Tây Ban Nha), thiết bị tinh sạch protein của hãng GE (USA), bộ điện di protein của hãng Cleaver (Mỹ). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khảo sát một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng Tiến hành xác định hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào, khả năng sinh bào tử và xây dựng đường cong sinh trưởng của chủng. 2.3.2. Định danh chủng vi khuẩn và xây dựng cây phát sinh loài Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số của chủng bằng bộ Kit tinh sạch DNA của hãng ANABIO. Đoạn gene 16S rRNA được khuếch đại bằng phản ứng PCR sử dụng cặp mồi 27F (5’-AGAGTTTGATCCTGGCT CAG-3’) và 1492R (5’- GGTTACCTTGTTACGACTT-3’). Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR như sau: 95ºC trong 3 phút, 30 chu kỳ với các bước: biến tính ở 95ºC trong 30 giây, gắn mồi 51ºC trong 15 giây, tổng hợp ở 72ºC trong 2 phút. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di gel agarose và gửi đi giải trình tự tại Trung tâm 1st BASE (Singapore), sử dụng Kit BigDye® Terminator v3.1 Cycle Sequencing (Applied Biosystems) với cặp mồi 518F (5-CCAGCAGCCGCGGTAATACG-3) và 800R (5- TACCAGGGTATCTAATCC-3). Trình tự gene 16S rRNA sau khi giải trình tự được BLAST để tìm ra các chủng có độ tương đồng cao và xây dựng cây phát sinh loài sử dụng phương pháp Neighbor joining trong phần mềm BioEdit. 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh enzyme cellulase của chủng vi khuẩn X2 Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường ban đầu, nhiệt độ, pH, nồng độ muối tới quá trình thu nhận cellulase ngoại bào của chủng. Chủng được nuôi cấy trong các môi trường: (1) CMC 10 g/L; NaCl 30 g/L; pepton 10 g/L; cao nấm men 5 g/L, (2) CMC 10 g/L; NaCl 30 g/L; (NH4)2SO4 1 g/L; K2HPO4 1 g/L; CaCl2 0,04 g/L; MgSO4 0.3 g/L; cao n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thu nhận và tinh sạch enzyme ngoại bào cellulase từ chủng vi khuẩn ưa mặn Bacillus sp. X2 Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU THU NHẬN VÀ TINH SẠCH ENZYME NGOẠI BÀO CELLULASE TỪ CHỦNG VI KHUẨN ƯA MẶN Bacillus sp. X2 TÔ LAN ANH, NGUYỄN KHÁNH HOÀNG VIỆT, NGUYỄN VĂN HOÀNG, TÔ VĂN THIỆP, NGUYỄN THỊ NHUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các vùng ven biển hải đảo, nơi có nhiều đơn vị quân đội đóng quân cũng như các vùng dân cư sinh sống, tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt, sản xuất với hàm lượng các chất hữu cơ cao như cacbonhydrat, protein, cellulose, xylan... thường bị nhiễm mặn, khó phân hủy, tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như ruồi, bọ, chuột, nấm phát triển cũng như làm ô nhiễm đất, nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong đó, các hợp chất cellulose (lignin, cellulose, hemicellulose) là thành phần khó phân hủy sinh học nhất chiếm khoảng 70% theo khối lượng khô trong chất thải hữu cơ [7]. Cellulose cũng là polyme chủ yếu cấu tạo nên thành tế bào thực vật, với cấu trúc dạng bó sợi vũng chắc được xây dựng từ các đơn phân D-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4 glycoside [8]. Để phân hủy cấu trúc bó sợi bền vững này, cần có sự kết hợp của 3 loại enzyme cellulase: endoglucanase (EG), exoglucanase (CBH) và β-D-glucosidase (BG) [3, 6]. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tách chiết, tinh sạch cellulase được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, thức ăn chăn nuôi, chất tẩy rửa, nhiên liệu sinh học hay enzyme thương mại [1÷3, 5]. Bên cạnh đó, cellulase cũng được bổ sung vào các chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường, giúp cho quá trình phân hủy các chất thải lignocellulose đạt hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sự chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về tinh sạch và biểu hiện enzyme cellulase tái tổ hợp cũng đang được chú trọng nhằm sản xuất lượng lớn cellulase ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau [9÷11]. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu về cellulase hoạt động trong nồng độ muối cao chưa có nhiều. Vì vậy, trong bài báo này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu thu nhận và tinh sạch cellulase có khả năng phân hủy cellulose trong điều kiện mặn, ứng dụng trong sản xuất chế phẩm enzyme xử lý chất thải hữu cơ có độ mặn cao gây ô nhiễm môi trường ven biển hải đảo. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và hóa chất Chủng vi khuẩn X2 được phân lập từ mẫu nước biển tại vùng biển Hải Phòng. Hóa chất: Các hóa chất trong nghiên cứu là các hóa chất thường sử dụng cho vi sinh và sinh học phân tử từ các hãng Sigma, Mecrk, Thermo Scientific, GE. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 143 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Thiết bị Các thiết bị thí nghiệm được sử dụng chủ yếu như: Máy PCR, thiết bị điện di ngang của hãng Bio-rad (Mỹ), hệ thống chụp ảnh điện di Mega bio print của hãng Fisher biotech (Úc), máy ly tâm lạnh của hãng Orto alresa (Tây Ban Nha), thiết bị tinh sạch protein của hãng GE (USA), bộ điện di protein của hãng Cleaver (Mỹ). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khảo sát một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng Tiến hành xác định hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào, khả năng sinh bào tử và xây dựng đường cong sinh trưởng của chủng. 2.3.2. Định danh chủng vi khuẩn và xây dựng cây phát sinh loài Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số của chủng bằng bộ Kit tinh sạch DNA của hãng ANABIO. Đoạn gene 16S rRNA được khuếch đại bằng phản ứng PCR sử dụng cặp mồi 27F (5’-AGAGTTTGATCCTGGCT CAG-3’) và 1492R (5’- GGTTACCTTGTTACGACTT-3’). Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR như sau: 95ºC trong 3 phút, 30 chu kỳ với các bước: biến tính ở 95ºC trong 30 giây, gắn mồi 51ºC trong 15 giây, tổng hợp ở 72ºC trong 2 phút. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di gel agarose và gửi đi giải trình tự tại Trung tâm 1st BASE (Singapore), sử dụng Kit BigDye® Terminator v3.1 Cycle Sequencing (Applied Biosystems) với cặp mồi 518F (5-CCAGCAGCCGCGGTAATACG-3) và 800R (5- TACCAGGGTATCTAATCC-3). Trình tự gene 16S rRNA sau khi giải trình tự được BLAST để tìm ra các chủng có độ tương đồng cao và xây dựng cây phát sinh loài sử dụng phương pháp Neighbor joining trong phần mềm BioEdit. 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh enzyme cellulase của chủng vi khuẩn X2 Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần môi trường ban đầu, nhiệt độ, pH, nồng độ muối tới quá trình thu nhận cellulase ngoại bào của chủng. Chủng được nuôi cấy trong các môi trường: (1) CMC 10 g/L; NaCl 30 g/L; pepton 10 g/L; cao nấm men 5 g/L, (2) CMC 10 g/L; NaCl 30 g/L; (NH4)2SO4 1 g/L; K2HPO4 1 g/L; CaCl2 0,04 g/L; MgSO4 0.3 g/L; cao n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Chủng vi khuẩn X2 Tinh sạch enzyme ngoại bào cellulase Ô nhiễm môi trường biển Công nghệ sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
68 trang 283 0 0
-
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 219 0 0 -
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
12 trang 174 0 0 -
8 trang 166 0 0
-
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 150 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây Lạc tiên
36 trang 150 0 0 -
12 trang 145 0 0
-
22 trang 123 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
99 trang 117 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật thực phẩm: Phần 2 - NXB Đà Nẵng
266 trang 116 0 0