Danh mục

Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, năm 2012

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông; Xác định một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh cúm A/H5N1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, năm 2012 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH CÚM A/H5N1 CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2012 BSCK II. Tạc Văn Nam Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Kạn Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 400 chủ hộ gia đình tại xã Hà Vị, huyện Bạch thông với mục tiêu đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong dự phòng bệnh cúm A/H5N1 tại tỉnh Bắc Kạn và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến những hành vi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 80% người được hỏi biết nguồn lây cúm A/H5N1 là từ gia cầm, 71% biết cúm A/H5N1 là do vi rút gây ra, 75% biết biểu hiện của bệnh. Thái độ của của người dân về bệnh cúm A/H5N1: 73% đồng ý cúm A/H5N1 là bệnh rất nguy hiểm; 70% cho rằng cần thiết phải phòng bệnh cúm A/H5N1, 88% đồng ý khi bị bệnh cúm A/H5N1 cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Thực hành của của người dân về bệnh cúm A/H5N1: 78% thực hiện vệ sinh nguồn nước sạch sẽ, 72% thường xuyên tẩy uế chuồng trại gia cầm. Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với thực hành phòng chống cúm A/H5N1. 1. Đặt vấn đề Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể bùng phát thành đại dịch gây nguy hiểm cho loài người trên toàn cầu. Bệnh cúm A/H5N1 xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông vào năm 1997. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm cúm A/H5N1 cao ở gia cầm và cũng có số trường hợp lây truyền từ gia cầm sang người cao so với các quốc gia khác trên thế giới (tính đến tháng 9 năm 2012 đã có 123 ca mắc trong đó tử vong 61 người), chỉ xếp thứ hai sau Indonesia. Hiện nay dịch bệnh cúm A/H5N1 vẫn đang là mối nguy hiểm có thể làm nhiều người mắc, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nhân dân đồng thời ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội và cả chính trị quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Với tỉnh Bắc Kạn, tháng 3 năm 2010, tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới đã xảy ra một vụ dịch cúm A/H5N1 cả trên gia cầm và trên người dẫn đến hiện tượng nhiều người bị lây nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm, trong đó có 02 ca dương tính với virus cúm A/H5N1, một ca phải chuyển tuyến tới bệnh viện Nhiệt đới Quốc gia điều trị. Trong tháng 10 năm 2011, có một trường hợp tử vong là một bệnh nhân nam tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì cũng có yếu tố dịch tễ liên quan tới việc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm, chết và xét nghiệm bệnh phẩm cho dương tính với virus cúm A/H5N1. Trên địa bàn tỉnh hàng năm vẫn xuất hiện gia cầm, thủy cầm chết hàng loạt, ngành thú y đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và có dương tính với virus cúm A, đây là nguồn bệnh nguy hiểm có nguy cơ cao lây sang người. 18 Một trong nhiều nguyên nhân làm lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người còn phổ biến là do người dân thiếu kiến thức về bệnh, chưa có thái độ tích cực đối với sự nguy hiểm của bệnh, còn lơ là chủ quan với dịch bệnh. Hành vi phòng chống bệnh chưa được chú trọng. Các trường hợp mắc bệnh cúm A/H5N1 thường là do tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn thịt gia cầm chết, bị bệnh. Tình hình thực hiện vệ sinh môi trường ở các xã miền núi, vùng cao của tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Do phong tục tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến việc khai báo khi có dịch và tiêu hủy gia súc gia cầm. Đây là những yếu tố gây gia tăng lây lan bệnh cúm A/H5N1 từ gia cầm sang người. Cho đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có một nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh cúm A/H5N1, nên chúng tôi chọn xã Hà Vị, huyện Bạch Thông là địa điểm để tiến hành nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông ra sao? Yếu tố nào làm ảnh hưởng tới hành vi này? Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, năm 2012”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. 2. Xác định một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh cúm A/H5N1. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ trong các hộ gia đình (từ 18 tuổi trở lên). - Tiêu chuẩn lựa chọn: Hộ gia đình có nuôi gia cầm, thủy cầm, đang sinh sống ổn định tại địa phương, đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Hộ không có đủ điều kiện trên, chủ hộ không có khả năng khai thác thông tin điều tra, không đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: - T ...

Tài liệu được xem nhiều: