Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sau 30 năm đổi mới
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 843.67 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày việc tổng kết, đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp; Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sau 30 năm đổi mới Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sau 30 năm đổi mới Thời gian thực hiện: 2013-2014 Cơ quan chủ trì: Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Minh Nhạn ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp là một trong các ngành có vai trò quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội và sự phát triển của đất nước. Hiện nay, nông nghiệp đóng góp khoảng 18 - 19% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và thu hút gần 50% lực lượng lao động đang làm việc của cả nước. Ở mọi quốc gia trên thế giới, nguồn nhân lực - là một ''tài nguyên đặc biệt'', là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương một quốc gia trong tổng thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể, trí, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng của đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, trong đó có cơ cấu nguồn nhân lực, tựu chung là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao. Bởi vậy, nguồn nhân lực nông nghiệp là nguồn nhân lực được trang bị tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người về chuyên môn nông nghiệp có liên quan tới sự phát triển xã hội, ngoài ra nó còn đề cập đến vấn đề thể chất, trình độ văn hóa, ... Đó là toàn bộ nhân lực đã, đang và sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn nông nghiệp, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc có liên quan đến nông nghiệp của đội ngũ nhân lực này. Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn được nêu trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó có Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đòi hỏi phải phát triển đôi ngũ nhân lực mạnh, phát triển toàn diện, có cơ cấu hợp lý đáp ứng các lĩnh vực phát triển nông nghiệp vốn rất đa dạng, khác nhau. Nguồn nhân lực nông nghiệp bao gồm đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước và dịch vụ công của ngành (thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp-PTNT; Phòng Nông nghiệp của cấp huyện); viên chức, kỹ thuật viên (làm dịch vụ kỹ thuật) làm việc trong khu vực công, tư ở địa bàn nông thôn; lao động nông thôn làm nông nghiệp; cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước (kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp 501 nhà nước); cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác và đội ngũ do nhà nước đào tạo đầu vào (đặt hàng), đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chất lượng cao. Nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá là một nguồn lực dồi dào, tiềm năng lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và những năm tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực nông nghiệp mạnh, hiệu quả, đảm đương được các nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng, Chính phủ đề ra trong tình hình mới thì việc phân tích, đánh giá thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp sau 30 năm đổi mới là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 đảm bảo số lượng, hợp lý về cơ cấu và trình độ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta đối với các nước tiên tiến trong khu vực. Trong đó, một số lĩnh vực tiếp cận trình độ các nước phát triển, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Tổng kết, đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp sau 30 năm đổi mới và đề xuất giải pháp cho giai đoạn sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp 30 năm đổi mới. 2. Đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp. 3. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành trong thời gian tới. 3. Một số kết quả nghiên cứu chính 3.1. Một số kết quả đạt được Để làm rõ hơn thực trạng NNL nông nghiệp, nông thôn, cần đi sâu xem xét tình hình sử dụng NNL nông nghiệp, nông thôn nước ta thời gian qua (tập trung vào giai đoạn từ 1986 đến nay) để thấy được sự phân công lao động xã hội và việc sử dụng NNL trong nông nghiệp, nông thôn rõ nét hơn. Thời kỳ trước đổi mới Thời kỳ 1976-1980: Đây là thời kỳ nền nông nghiệp nước ta được thống nhất thành một mối, tiềm năng và thế mạnh của cả hai miền Nam - Bắc bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển theo một đường lối chung, đưa nông nghiệp cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Song, đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là nông nghiệp hợp tác xã phát triển trong cả nước với mô hình tập thể hóa, tập trung hóa cao và từng bước chuyên môn hóa. 502 Thời kỳ 1981-1985: Từ thực tế Khoán chui ở một số HTX sản xuất nông nghiệp thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc), Hải Phòng,... đảng ta đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng cơ chế khoán mới trong nông nghiệp. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 100 CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các HTX nông nghiệp. Thời kỳ đổi mới 1986 đến nay Thời kỳ 1986-1992: Để khắc phục những hạn chế nêu trên, dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội lần thứ VI của đảng, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra thời kỳ phát triển mới đối với nông nghiệp và nông thôn nước ta. Tinh thần Nghị quyết 10 đã sớm đi vào cuộc sống của hàng chục triệu hộ nông dân, làm thay đổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sau 30 năm đổi mới Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn sau 30 năm đổi mới Thời gian thực hiện: 2013-2014 Cơ quan chủ trì: Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Minh Nhạn ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp là một trong các ngành có vai trò quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định xã hội và sự phát triển của đất nước. Hiện nay, nông nghiệp đóng góp khoảng 18 - 19% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và thu hút gần 50% lực lượng lao động đang làm việc của cả nước. Ở mọi quốc gia trên thế giới, nguồn nhân lực - là một ''tài nguyên đặc biệt'', là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương một quốc gia trong tổng thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể, trí, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng của đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, trong đó có cơ cấu nguồn nhân lực, tựu chung là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao. Bởi vậy, nguồn nhân lực nông nghiệp là nguồn nhân lực được trang bị tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người về chuyên môn nông nghiệp có liên quan tới sự phát triển xã hội, ngoài ra nó còn đề cập đến vấn đề thể chất, trình độ văn hóa, ... Đó là toàn bộ nhân lực đã, đang và sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn nông nghiệp, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc có liên quan đến nông nghiệp của đội ngũ nhân lực này. Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn được nêu trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó có Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đòi hỏi phải phát triển đôi ngũ nhân lực mạnh, phát triển toàn diện, có cơ cấu hợp lý đáp ứng các lĩnh vực phát triển nông nghiệp vốn rất đa dạng, khác nhau. Nguồn nhân lực nông nghiệp bao gồm đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước và dịch vụ công của ngành (thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp-PTNT; Phòng Nông nghiệp của cấp huyện); viên chức, kỹ thuật viên (làm dịch vụ kỹ thuật) làm việc trong khu vực công, tư ở địa bàn nông thôn; lao động nông thôn làm nông nghiệp; cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước (kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp 501 nhà nước); cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác và đội ngũ do nhà nước đào tạo đầu vào (đặt hàng), đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chất lượng cao. Nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá là một nguồn lực dồi dào, tiềm năng lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và những năm tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực nông nghiệp mạnh, hiệu quả, đảm đương được các nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng, Chính phủ đề ra trong tình hình mới thì việc phân tích, đánh giá thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp sau 30 năm đổi mới là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 đảm bảo số lượng, hợp lý về cơ cấu và trình độ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta đối với các nước tiên tiến trong khu vực. Trong đó, một số lĩnh vực tiếp cận trình độ các nước phát triển, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Tổng kết, đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp sau 30 năm đổi mới và đề xuất giải pháp cho giai đoạn sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp 30 năm đổi mới. 2. Đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp. 3. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành trong thời gian tới. 3. Một số kết quả nghiên cứu chính 3.1. Một số kết quả đạt được Để làm rõ hơn thực trạng NNL nông nghiệp, nông thôn, cần đi sâu xem xét tình hình sử dụng NNL nông nghiệp, nông thôn nước ta thời gian qua (tập trung vào giai đoạn từ 1986 đến nay) để thấy được sự phân công lao động xã hội và việc sử dụng NNL trong nông nghiệp, nông thôn rõ nét hơn. Thời kỳ trước đổi mới Thời kỳ 1976-1980: Đây là thời kỳ nền nông nghiệp nước ta được thống nhất thành một mối, tiềm năng và thế mạnh của cả hai miền Nam - Bắc bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển theo một đường lối chung, đưa nông nghiệp cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Song, đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là nông nghiệp hợp tác xã phát triển trong cả nước với mô hình tập thể hóa, tập trung hóa cao và từng bước chuyên môn hóa. 502 Thời kỳ 1981-1985: Từ thực tế Khoán chui ở một số HTX sản xuất nông nghiệp thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc), Hải Phòng,... đảng ta đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng cơ chế khoán mới trong nông nghiệp. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 100 CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các HTX nông nghiệp. Thời kỳ đổi mới 1986 đến nay Thời kỳ 1986-1992: Để khắc phục những hạn chế nêu trên, dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội lần thứ VI của đảng, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra thời kỳ phát triển mới đối với nông nghiệp và nông thôn nước ta. Tinh thần Nghị quyết 10 đã sớm đi vào cuộc sống của hàng chục triệu hộ nông dân, làm thay đổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng nông thôn mới Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp Tái cơ cấu nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp Chiến lược phát triển nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 325 0 0
-
48 trang 292 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: ' Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng '
71 trang 171 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 118 0 0 -
124 trang 104 0 0
-
11 trang 97 0 0
-
5 trang 84 0 0
-
13 trang 79 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
106 trang 72 0 0 -
11 trang 69 0 0