Danh mục

Nghiên cứu tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến các đối tượng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em ở tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi thông qua truyền thông đại chúng và truyền thông của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Thị Thu Trang Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra với hậu quả ngày càng nặng nề, không chỉ về thể chất, tâm lý cho bản thân người bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình và sự bình yên của toàn xã hội. Trong những năm qua, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực gia đình; song tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh, chủ yếu là bạo lực về thể chất, còn tình trạng bạo lực gia đình về tinh thần, kinh tế, tình dục vẫn là con số báo động nhưng chưa có cơ sở để đánh giá, phân tích, tổng hợp. Bạo lực gia đình chưa có chiều hướng giảm và vẫn có nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. II. MỤC TIÊU Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến các đối tượng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em ở tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi thông qua truyền thông đại chúng và truyền thông của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh. III. KẾT QUẢTHỰC HIỆN 1. Thực trạng tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi 1.1. Thực trạng tình hình bạo lực gia đình ở Quảng Ngãi Qua khảo sát có 88,57% cán bộ thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng khu dân cư, chi Hội trưởng các đoàn thể được phỏng vấn sâu cho rằng: Bạo lực gia đình chủ yếu giữa vợ chồng, có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình; có 58,9% phụ nữ được phỏng vấn trả lời bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần thường xảy ra ở địa phương hiện nay. Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với cháu; anh chị đối với em. Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo một nghiên cứu: Cứ 4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, có 15,3% người được hỏi cho rằng, trẻ em cũng thường là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực từ người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi hơn (bạo lực ngược), thường là con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị… Tại Quảng LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 267 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Ngãi, tình trạng này không phổ biến, nhưng cũng đã xảy ra ở một số gia đình. Một số trường hợp gia đình con cái gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ mình, do sự thiếu kiềm chế tranh chấp tài sản đất vườn, do đua đòi hư hỏng cha mẹ không đáp ứng được nhu cầu tiêu xài tiền; bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu… với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa mẹ chồng/nàng dâu hay em chồng/chị dâu, hoặc là anh, chị, em trong gia đình. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác: Anh chị em, cô dì, chú, bác cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản… nên mắng chửi, nói xấu nhau, thậm chí đánh nhau… Hơn nữa, vì áp lực cuộc sống, tính nêu gương không cao, nên các thành viên xử sự với nhau không tốt… 1.2. Đặc điểm của bạo lực gia đình tại tỉnh Qua khảo sát cho thấy: Bạo lực gia đình thường xảy ra hơn đối với các gia đình mà thành viên trong gia đình có trình độ văn hoá thấp, việc làm không ổn định và thường diễn ra dưới hình thức bạo lực thể chất; các gia đình có trình độ văn hoá cao, việc làm ổn định, bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực tinh thần và tình dục. Bạo lực thường xảy ra ở những cặp vợ chồng trong độ tuổi khoảng từ 20 tuổi đến 55 tuổi. Tuy vậy, hiện nay, bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà cò ...

Tài liệu được xem nhiều: