Nghiên cứu tổng quan về đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp bậc đại học tại Hoa Kỳ
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 468.20 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp của một số cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tổng quan về chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ, bài viết đưa ra một số thông tin tham khảo và các chú ý quan tâm, trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp trình độ đại học cho các cơ sở đào tạo tại Việt Nam như là: xác định các học phần kiến thức cốt lõi và kỹ năng cần thiết;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tổng quan về đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp bậc đại học tại Hoa Kỳ KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP BẬC ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ NCS.ThS. Nguyễn Thanh Lân* ThS. Nguyễn Huy Linh** TÓM TẮT Bài viết này tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp của một số cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tổng quan về chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ, bài viết đưa ra một số thông tin tham khảo và các chú ý quan tâm, trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp trình độ đại học cho các cơ sở đào tạo tại Việt Nam như là: xác định các học phần kiến thức cốt lõi và kỹ năng cần thiết; vai trò tham gia của các bên liên quan trong xây dựng chương trình; một số chủ đề và định hướng chính trong nghiên cứu và đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Đào tạo đại học; kinh doanh nông nghiệp; nông nghiệp. 1. Đặt vấn đề Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Theo đó, quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các bước để đưa một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: sản xuất, chế biến và phân phối. Kinh doanh nông nghiệp có thể hiểu là các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ/ hoặc liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp (BBVA, 2019). Cụ thể, các hoạt động cơ bản trong kinh doanh nông nghiệp được có thể được xác định như là: các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Yumkella et al., 2011). Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, vai trò của kinh doanh nông nghiệp ngày càng được khẳng định, được xem là một trong những ngành nền tảng và theo chốt cho tăng trưởng kinh tế, với lịch sử lâu đời và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và kinh tế thế giới (Guilhoto, Joaquim J. M., 2004). Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển của khoa học công nghệ đang đặt ra nhiều cơ hội tiềm năng và những thách thức mới cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Công ty Cổ phần Kinh Doanh Địa ốc Miền Trung 115 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Cụ thể, một trong những vấn đề đó là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu xã hội và hoạt động kinh doanh nông nghiệp trong thị trường. Tham gia vào quá trình đào tạo, vai trò của các trường đại học và các bên có liên quan khác (doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) là rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu này, bài viết sẽ tập trung tìm hiểu và xem xét một số vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo nguồn lực trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp tại một cơ sở đào tạo nước ngoài. Qua đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị trong quá trình xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp (bậc đại học) phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk-research). Các nguồn cơ sở dữ liệu được sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu như là: ScienceDirect, Proquest Central, Emerald Insight, Google Scholar, Tạp chí điện tử Taylor & Francis, SAGE Journals, Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam (http://sti. vista.gov.vn/); các báo cáo của Ủy ban Giáo dục Kinh doanh Nông nghiệp Quốc gia (National Food and Agribusiness Management Education Commission (NFAMEC);… Trong đó, một số từ khóa chính được sử dụng tìm kiếm, rà soát tổng quan tài liệu bao gồm: agribussiness, agribusiness management, agricultural business, agribusiness programs, undergraduate curricula in agribusiness,… Sau khi rà soát các tài liệu, các bài viết trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu được tác giả đọc sâu, phân nhóm, so sánh, đối chiếu và tóm lược thành các nhóm chủ đề nghiên cứu chi tiết hơn (sub-topics). Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu tổng quan ban đầu được trình bày chi tiết dưới đây. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Sơ lược sự phát triến chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Nghiên cứu tổng quan cho thấy, thuật ngữ kinh doanh nông nghiệp (agribusiness) được đề cập và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1956 bởi David J. H. – Giám đốc Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School - HBS). Sau đó, vào năm 1957, các vấn đề cơ bản về lý luận về kinh doanh nông được giới thiệu trong cuốn sách với tựa đề “A Concept of Agribusiness” do Davis & Goldberg (1957) chủ biên. Hamilton, S. (2016) đánh giá rằng, đây chính là cuốn sách giáo khoa, cung cấp một cách tiếp cận mới mang tính cách mạng trong việc khám phá, tìm hiểu sự hoạt động và vận hành của ngành nông sản và công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ý tưởng đóng góp chủ đạo nhất mà Davis và Goldberg đề cập đến là cần xem xét ngành nông sản nằm trong hệ thống tích hợp. Theo đó, các chiến lược quản trị và chính sách công được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề trong hệ thống này sẽ thất bại nếu các can thiệp trên chỉ tập trung vào 116 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI một phần tử, một phần hoặc một phân đoạn của hệ thống tích hợp. Ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tổng quan về đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp bậc đại học tại Hoa Kỳ KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP BẬC ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ NCS.ThS. Nguyễn Thanh Lân* ThS. Nguyễn Huy Linh** TÓM TẮT Bài viết này tập trung tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp của một số cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tổng quan về chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ, bài viết đưa ra một số thông tin tham khảo và các chú ý quan tâm, trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp trình độ đại học cho các cơ sở đào tạo tại Việt Nam như là: xác định các học phần kiến thức cốt lõi và kỹ năng cần thiết; vai trò tham gia của các bên liên quan trong xây dựng chương trình; một số chủ đề và định hướng chính trong nghiên cứu và đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Đào tạo đại học; kinh doanh nông nghiệp; nông nghiệp. 1. Đặt vấn đề Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp. Theo đó, quá trình hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các bước để đưa một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: sản xuất, chế biến và phân phối. Kinh doanh nông nghiệp có thể hiểu là các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ/ hoặc liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp (BBVA, 2019). Cụ thể, các hoạt động cơ bản trong kinh doanh nông nghiệp được có thể được xác định như là: các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Yumkella et al., 2011). Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, vai trò của kinh doanh nông nghiệp ngày càng được khẳng định, được xem là một trong những ngành nền tảng và theo chốt cho tăng trưởng kinh tế, với lịch sử lâu đời và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và kinh tế thế giới (Guilhoto, Joaquim J. M., 2004). Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển của khoa học công nghệ đang đặt ra nhiều cơ hội tiềm năng và những thách thức mới cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Công ty Cổ phần Kinh Doanh Địa ốc Miền Trung 115 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Cụ thể, một trong những vấn đề đó là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu xã hội và hoạt động kinh doanh nông nghiệp trong thị trường. Tham gia vào quá trình đào tạo, vai trò của các trường đại học và các bên có liên quan khác (doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) là rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu này, bài viết sẽ tập trung tìm hiểu và xem xét một số vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo nguồn lực trình độ đại học ngành kinh doanh nông nghiệp tại một cơ sở đào tạo nước ngoài. Qua đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị trong quá trình xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp (bậc đại học) phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk-research). Các nguồn cơ sở dữ liệu được sử dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu như là: ScienceDirect, Proquest Central, Emerald Insight, Google Scholar, Tạp chí điện tử Taylor & Francis, SAGE Journals, Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam (http://sti. vista.gov.vn/); các báo cáo của Ủy ban Giáo dục Kinh doanh Nông nghiệp Quốc gia (National Food and Agribusiness Management Education Commission (NFAMEC);… Trong đó, một số từ khóa chính được sử dụng tìm kiếm, rà soát tổng quan tài liệu bao gồm: agribussiness, agribusiness management, agricultural business, agribusiness programs, undergraduate curricula in agribusiness,… Sau khi rà soát các tài liệu, các bài viết trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu được tác giả đọc sâu, phân nhóm, so sánh, đối chiếu và tóm lược thành các nhóm chủ đề nghiên cứu chi tiết hơn (sub-topics). Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu tổng quan ban đầu được trình bày chi tiết dưới đây. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Sơ lược sự phát triến chương trình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại Hoa Kỳ Nghiên cứu tổng quan cho thấy, thuật ngữ kinh doanh nông nghiệp (agribusiness) được đề cập và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1956 bởi David J. H. – Giám đốc Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School - HBS). Sau đó, vào năm 1957, các vấn đề cơ bản về lý luận về kinh doanh nông được giới thiệu trong cuốn sách với tựa đề “A Concept of Agribusiness” do Davis & Goldberg (1957) chủ biên. Hamilton, S. (2016) đánh giá rằng, đây chính là cuốn sách giáo khoa, cung cấp một cách tiếp cận mới mang tính cách mạng trong việc khám phá, tìm hiểu sự hoạt động và vận hành của ngành nông sản và công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ý tưởng đóng góp chủ đạo nhất mà Davis và Goldberg đề cập đến là cần xem xét ngành nông sản nằm trong hệ thống tích hợp. Theo đó, các chiến lược quản trị và chính sách công được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề trong hệ thống này sẽ thất bại nếu các can thiệp trên chỉ tập trung vào 116 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI một phần tử, một phần hoặc một phân đoạn của hệ thống tích hợp. Ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh doanh nông nghiệp Sản phẩm nông nghiệp Tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Hiện đại hóa nông nghiệp Quá trình hội nhập kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
68 trang 49 0 0
-
67 trang 45 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7
10 trang 34 0 0 -
Giáo trình về Kinh tế nông nghiệp
445 trang 32 0 0 -
Bài giảng học Kinh tế chính trị - Chương 5
68 trang 26 0 0 -
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 5
15 trang 25 0 0 -
26 trang 24 0 0
-
103 trang 23 0 0
-
Bài thuyết trình: Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
18 trang 21 0 0 -
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
22 trang 20 0 0