Danh mục

Nghiên cứu triết học: TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.14 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của người lao động – vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, vấn đề này đang được giải quyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu triết học: " TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY " Luận vănNGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC: TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮACÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂNỞ VIỆT NAM HIỆN NAYVŨ TIẾN DŨNG (*)Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâmcủa người lao động – vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân vàdoanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, vấn đề này đang được giảiquyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cầnthiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữacông nhân và doanh nhân.Hiện nay, ở nước ta, lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển chưa cao vàkhông đồng đều giữa các ngành, vùng, thậm chí giữa các đơn vị trong cùngmột ngành hay một vùng; theo đó, quan hệ sản xuất của nước ta cũng đượccấu trúc phức tạp, tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu.Mỗi thành phần kinh tế đều được xác định trên cơ sở hình thức sở hữu chiphối và do một giai cấp hoặc tầng lớp xã hội đại diện cho nó. Sự phát triểncủa kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn tới sự phân tầng xã hội hay phân hóagiai cấp. Khi đã có sự phân hóa giai tầng thì tất yếu, sẽ tồn tại cả sự thốngnhất lẫn mâu thuẫn giai cấp. Tiêu biểu cho mối quan hệ vừa thống nhất, vừamâu thuẫn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảnglà quan hệ giữa giai cấp công nhân và tầng lớp doanh nhân ở nước ta hiệnnay. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một sốdiễn đàn khoa học trong nước. Có quan điểm đã cho rằng, việc chuyển sangnền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bảntư nhân cũng như kinh tế tư bản nhà nước, tất yếu sẽ dẫn tới việc khôi phụctình trạng bóc lột người lao động trong xã hội ta. Cần hiểu thực chất vấn đềnày như thế nào?Việt Nam đang phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội (lời Chủ tịch Hồ ChíMinh), vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, chúng ta không đi theocon đường phát triển tư bản chủ nghĩa; mặt khác, nước ta chưa phải là mộtnước đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội mà hiện tượng ngườibóc lột người về cơ bản được xóa bỏ. Trong bối cảnh đó, tất yếu tồn tại hiệntượng thuê lao động và lao động làm thuê (hiện tượng mua bán sức lao động).Đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự bóc lột sức lao động. Tuy nhiên,nếu khẳng định rằng, tất cả những người làm kinh tế tư bản tư nhân là ngườibóc lột sức lao động, hay doanh nhân là những người bóc lột sức lao động củacông nhân, thì chưa hoàn toàn chính xác.C.Mác đã nhận xét, về nguyên tắc, mỗi người sản xuất phải nhận được đầyđủ giá trị lao động của sản phẩm của mình(1), nhưng nơi nào mà một bộphận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người laođộng, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cầnthiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sảnxuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất(2).Ph.Ăngghen bổ sung thêm rằng, dù dưới bất kỳ chế độ xã hội nào có thểhình dung được thì người công nhân cũng không thể nhận được giá trị đầy đủgiá trị sản phẩm của mình để tiêu dùng. Bởi vì, xã hội nào muốn tồn tại vàphát triển cũng cần phải thiết lập quỹ vốn dự trữ xã hội và quỹ tích lũy, và vìvậy lúc đó người công nhân này, nghĩa là mọi thành viên của xã hội, sẽ - thậtvậy - chiếm hữu và sử dụng tất cả sản phẩm của mình, nhưng mỗi người riênglẻ sẽ không sử dụng toàn bộ số thu nhập lao động của mình(3).Chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng, một trong những mục đích cốt lõi củahoạt động sản xuất kinh doanh là lãi suất (lợi nhuận) - đó cũng là cơ sở cho sựtồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng như doanh nhân trong mọinền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, doanh nhân còn lànhững người đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ của mình vào quá trình sản xuấtkinh doanh. Mặc dù họ chỉ là lực lượng gián tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng việckhấu hao tài sản cố định cũng như sự sinh lời (lợi nhuận đương nhiên) của sốtiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh ban đầu (nếu như doanh nhân không đầutư vào sản xuất kinh doanh mà mang tiền đi gửi tiết kiệm), là một trongnhững căn nguyên dẫn đến việc họ phải khấu trừ một phần giá trị thặng dưhay giá trị sản phẩm do công nhân sản xuất ra để bù đắp (tạo lợi nhuận đươngnhiên). Ở đây, chúng ta còn chưa tính đến công sức trí tuệ mà doanh nhân bỏra trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, việc trích lại một phầngiá trị thặng dư còn nhằm mục đích tái sản xuất và điều này, xét cho cùng,cũng là cơ sở để duy trì việc làm – nguồn tạo thu nhập cho người lao động.Rõ ràng, công nhân không thể tạo ra giá trị thặng dư nếu trong quá trình laođộng sản xuất thiếu sự tác động (quản lý, lãnh đạo) của doanh nhân.Như vậy, đứng ở góc độ xem xét này, chúng ta có thể chấp nhận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: