Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 748.73 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Bài viết trình bày việc xác định được các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng Thời gian thực hiện: 2013-2016 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao CN và Khuyến nông Chủ nhiệm đề tài: Lê Quốc Thanh ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề . Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Vùng ĐBSH hiện có 11 tỉnh với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước. Hiện nay, vùng Đồng bằng Sông Hồng được xem là vùng có hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh, mạnh tạo nên áp lực lớn về dân số cho vùng, mật độ dân số là 1.225 người/km2, cao gấp 4,8 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Bên cạnh đó, vùng có điều kiện khí hậu thay đổi liên tục với 4 mùa xuân, hạ, thu và một mùa đông lạnh giá đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi các mùa giao thoa. Nhiều cơ cấu cây trồng tỏ ra có hiệu quả kinh tế ở diện rộng với vai trò quan trọng của cây vụ đông trong cơ cấu sản xuất 2 vụ lúa (2 lúa- đậu tương đông, 2 lúa- khoai tây đông, 2 lúa- ngô đông, 2 lúa- rau, màu đông....). Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các địa phương cần được bổ sung các TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật và cơ cấu cây trồng hợp lý với điều kiện sản xuất và sinh thái cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; ban hành nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống, xoá đói nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, trong đó có vùng đồng bằng sông Hồng. Trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, một số tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (liên quan đến sản xuất nông nghiệp), tập trung giải quyết có 3 mục tiêu: Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh tăng 1,5% so với bình quân chung của tỉnh; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 25%; Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. 844 Trong những năm gần đây nhiều kết quả nghiên cứu và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được chuyển giao và ứng dụng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá cụ thể các kết quả này để trở thành hệ thống lý luận để phục vụ việc xây dựng nông thôn mới cho vùng chưa được hoàn thiện. Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống các giải pháp KHCN đồng bộ (cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa trong sản xuất, tổ chức nông dân, liên kết thị trường...) áp dụng cho toàn bộ cơ cấu cây trồng trong 1 năm để thúc đẩy và phát huy hết tiềm năng hiệu quả kinh tế- xã hội các hệ thống cây trồng của vùng. Vấn đề nghiên cứu về chuỗi giá trị cho 1 số cây trồng hàng hóa chủ lực chưa được tập trung, vì vậy nhiều mô hình cho năng suất cây trồng cao nhưng chưa cho hiệu quả kinh tế cao. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng” phục vụ xây dựng nông thôn mới là cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác định được các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới cho vùng ĐBSH. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng thành công 3 cơ cấu cây trồng chính phù hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng; tuyển chọn 3 giống cây trồng mới phù hợp cho từng cơ cấu cây trồng. - Xây dựng 3 quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho từng cơ cấu cây trồng mới, được nghiệm thu cấp cơ sở. - Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho từng cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với cơ cấu cũ. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiện trạng cơ cấu cây trồng của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 3.1.1. Lợi thế phát triển nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSH a) Lợi thế về vị trí địa lý: Vùng có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước, có cảng hàng không, cảng biển lớn giao lưu với quốc tế. Hiện nay, tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh được xác định là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các tỉnh phía Bắc và cả nước. b) Lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai và nguồn nước) 845 Vùng ĐBSH có tổng tích ôn cả năm khoảng 8500oC cho phép canh tác nhiều loài cây trồng trong năm, ngoài ra lại có mùa khô gắn liền với nhiệt độ thấp bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau rất thuận lợi cho các loại cây rau, màu vụ đông phát triển, mà các vùng khác không có được. Đất đai rất màu mỡ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh cho phép thâm canh cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt. c) Lợi thế về một số loại cây trồng truyền thống có giá trị: Lúa là loại cây trồng truyền thống lâu đời đạt đến trình độ thâm canh cao nhất trong cả nước, năng suất đạt 11-12 tấn/ha/2 vụ/năm. Ngoài ra còn có nhiều loại rau màu vụ đông có giá trị kinh tế cao; các loại cây ăn quả đặc sản như: Vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Canh, bưởi Diễn… d) Lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật So với các vùng trong cả nước, thì ĐB ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng Thông tin chung Tên Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng Thời gian thực hiện: 2013-2016 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao CN và Khuyến nông Chủ nhiệm đề tài: Lê Quốc Thanh ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề . Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Vùng ĐBSH hiện có 11 tỉnh với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước. Hiện nay, vùng Đồng bằng Sông Hồng được xem là vùng có hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh, mạnh tạo nên áp lực lớn về dân số cho vùng, mật độ dân số là 1.225 người/km2, cao gấp 4,8 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Bên cạnh đó, vùng có điều kiện khí hậu thay đổi liên tục với 4 mùa xuân, hạ, thu và một mùa đông lạnh giá đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi các mùa giao thoa. Nhiều cơ cấu cây trồng tỏ ra có hiệu quả kinh tế ở diện rộng với vai trò quan trọng của cây vụ đông trong cơ cấu sản xuất 2 vụ lúa (2 lúa- đậu tương đông, 2 lúa- khoai tây đông, 2 lúa- ngô đông, 2 lúa- rau, màu đông....). Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các địa phương cần được bổ sung các TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật và cơ cấu cây trồng hợp lý với điều kiện sản xuất và sinh thái cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; ban hành nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống, xoá đói nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, trong đó có vùng đồng bằng sông Hồng. Trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, một số tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (liên quan đến sản xuất nông nghiệp), tập trung giải quyết có 3 mục tiêu: Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh tăng 1,5% so với bình quân chung của tỉnh; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 25%; Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. 844 Trong những năm gần đây nhiều kết quả nghiên cứu và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được chuyển giao và ứng dụng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá cụ thể các kết quả này để trở thành hệ thống lý luận để phục vụ việc xây dựng nông thôn mới cho vùng chưa được hoàn thiện. Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống các giải pháp KHCN đồng bộ (cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa trong sản xuất, tổ chức nông dân, liên kết thị trường...) áp dụng cho toàn bộ cơ cấu cây trồng trong 1 năm để thúc đẩy và phát huy hết tiềm năng hiệu quả kinh tế- xã hội các hệ thống cây trồng của vùng. Vấn đề nghiên cứu về chuỗi giá trị cho 1 số cây trồng hàng hóa chủ lực chưa được tập trung, vì vậy nhiều mô hình cho năng suất cây trồng cao nhưng chưa cho hiệu quả kinh tế cao. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng” phục vụ xây dựng nông thôn mới là cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác định được các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới cho vùng ĐBSH. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng thành công 3 cơ cấu cây trồng chính phù hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng; tuyển chọn 3 giống cây trồng mới phù hợp cho từng cơ cấu cây trồng. - Xây dựng 3 quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho từng cơ cấu cây trồng mới, được nghiệm thu cấp cơ sở. - Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp cho từng cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với cơ cấu cũ. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiện trạng cơ cấu cây trồng của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 3.1.1. Lợi thế phát triển nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSH a) Lợi thế về vị trí địa lý: Vùng có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước, có cảng hàng không, cảng biển lớn giao lưu với quốc tế. Hiện nay, tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh được xác định là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các tỉnh phía Bắc và cả nước. b) Lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai và nguồn nước) 845 Vùng ĐBSH có tổng tích ôn cả năm khoảng 8500oC cho phép canh tác nhiều loài cây trồng trong năm, ngoài ra lại có mùa khô gắn liền với nhiệt độ thấp bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau rất thuận lợi cho các loại cây rau, màu vụ đông phát triển, mà các vùng khác không có được. Đất đai rất màu mỡ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh cho phép thâm canh cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt. c) Lợi thế về một số loại cây trồng truyền thống có giá trị: Lúa là loại cây trồng truyền thống lâu đời đạt đến trình độ thâm canh cao nhất trong cả nước, năng suất đạt 11-12 tấn/ha/2 vụ/năm. Ngoài ra còn có nhiều loại rau màu vụ đông có giá trị kinh tế cao; các loại cây ăn quả đặc sản như: Vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Canh, bưởi Diễn… d) Lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật So với các vùng trong cả nước, thì ĐB ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng nông thôn mới Sản xuất lúa Cây vụ Đông Công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Kỹ thuật thâm canhGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 342 0 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
11 trang 104 0 0
-
68 trang 92 0 0
-
5 trang 88 0 0
-
13 trang 85 0 0
-
98 trang 66 0 0
-
Giải pháp tăng cường kết nối nông thôn - đô thị trong xây dựng nông thôn mới
10 trang 53 0 0 -
Quyết định 2727/QĐ-UBND năm 2013
11 trang 52 0 0