Danh mục

Nghiên cứu ứng dụng học tập trải nghiệm trong giáo dục đại học kế toán

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.35 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu ứng dụng học tập trải nghiệm trong giáo dục đại học kế toán" đề xuất một số khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai như (i) điều tra các kỹ năng có thể chuyển giao, (ii) khám phá các đặc điểm của người học và các đặc điểm ELA có thể ảnh hưởng đến chuẩn đầu ra, (iii) điều tra các lợi ích chưa được nghiên cứu và (iv) sử dụng các thiết kế nghiên cứu đa dạng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng học tập trải nghiệm trong giáo dục đại học kế toán Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KẾ TOÁNRESEARCH ON APPLYING EXERPERIENTIAL LEARNING ACTIVITIES FOR TRAINING ACCOUNTING COURSES AT UNIVERSITIES TS. Hồ Thị Vân Anh, ThS. Phạm Tú Anh Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí MinhNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Từ những năm 1980, ở các nước phát triển đã xuất hiện những yêu cầu thay đổi phương thức giáo dục đại học đối với lĩnh vực kế toán theo hướng người học sau khi tốt nghiệp có được các kỹ năng có thể chuyển giao để thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường lao động. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều trường đại học đã đưa thêm phương pháp học trải nghiệm (Experiential Learning Activities - ELA) vào trong chương trình đào tạo của ngành kế toán. Từ những lập luận trên, nghiên cứu này tiến hành xem xét một cách hệ thống và phân tích nội dung các tài liệu liên quan đến các ELA trong các khoá học kế toán thuộc các trường đại học đã công bố. Với mục đích chính là xem xét các dạng ELA đã được áp dụng và những lợi ích mà ELA đã mang lại cho người học kế toán. Kết quả cho thấy, những lợi ích chính mà người học kế toán có được từ các ELA gồm kiến chuyên môn, thái độ và sự hài lòng. Đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai như (i) điều tra các kỹ năng có thể chuyển giao, (ii) khám phá các đặc điểm của người học và các đặc điểm ELA có thể ảnh hưởng đến chuẩn đầu ra, (iii) điều tra các lợi ích chưa được nghiên cứu và (iv) sử dụng các thiết kế nghiên cứu đa dạng. Từ khóa: học trải nghiệm (Experiential Learning Activities - ELA), đại học, giáo dục kế toán, tổng quan tài liệu có hệ thống. ABSTRACT There have been requirements to change the pedagogy of accounting education in developed countries since 1980, aiming to provide students transferable skills to quickly adapt the needs of labor market. To meet this requirement, many universities apply experimental learning activities - ELA in their accounting programs. This study reviews systematically literature and analyze content in published documents related to ELA in accounting programs in terms of types of ELA applied and benefits coming from utilizing them. The results indicate that the benefits of using ELA include knowledge, attitude, and satisfaction. This study provides several recommendations for future research, including (i) investigate transferable skills, (ii) exploring characteristics of students and of ELA which may affect learning outcomes, (iii) investigating benefits of using ELA which has not been investigated and (iv) using various research design. Keywords: Experiential Learning Activities (ELA), universities, accounting education, systematic literature review 691 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 20211. Giới thiệu Ở góc độ truyền thống, giáo dục đại học kế toán áp dụng phương pháp học tập người dạylàm trung tâm và tập trung vào các bài giảng, bài tập trong sách giáo khoa (Coram, 2005; Elen vàcộng sự, 2007; Connell và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, do phương pháp học truyền thống này bắtđầu xuất hiện nhiều hạn chế nên đã xuất hiện nhu cầu thay đổi phương pháp học tập nhằm thoảmãn yêu cầu của người học cũng như yêu cầu của thị trường lao động (Mathews và cộng sự, 1990;Cappelletto, 2010; Connell và cộng sự, 2015). Yêu cầu thay đổi này chủ yếu xuất phát từ các nhàtuyển dụng trong ngành và các hiệp hội kế toán chuyên nghiệp (Connell và cộng sự, 2015). Do tính đặc thù của ngành kế toán, các nhà tuyển dụng và các hiệp hội nghề nghiệp kế toánđã yêu cầu giáo dục đại học kế toán nên thay đổi phương pháp đào tạo để theo kịp với xu hướnggiáo dục mới hiện đại hơn (Elen và cộng sự, 2007; Connell và cộng sự, 2015; Khalil, 2015). Toàncầu hóa gia tăng và đổi mới kỹ thuật đang diễn ra mạnh đã làm thay đổi các kỹ năng mà người họcngành kế toán cần có (Connell và cộng sự, 2015). Để theo kịp xu hướng phát triển nhanh này, sinhviên kế toán hiện nay cần một bộ kỹ năng rất khác so với cách học truyền thống (Connell và cộngsự, 2015; Khalil, 2015). Các nhà tuyển dụng và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán hiện nay rất chútrọng đến các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung độtvà các giá trị/đạo đức nghề nghiệp (Connell và cộng sự, 2015; Khalil, 2015). Trước nhu cầu đổimới ngày càng tăng, nhiều trường đại học bắt đầu thay đổi bằng cách chuyển từ phương pháp“người dạy làm trung tâm” sang phương pháp “lấy người học làm trung tâm” (Connell và cộngsự, 2015). Trong phương pháp giảng dạy mới này, các trường đại học chú trọng đến vai trò củangười học nhiều hơn với mục đính c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: