Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM): Các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 746.22 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này ứng dụng mô hình phương trình cấu trúc để xem xét các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam trong vòng 5 năm qua, nhằm đưa ra các khuyến nghị cho chính sách giảm nghèo đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM): Các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM): các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam Nguyễn Thị Vĩnh Hà Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHNTóm tắtTheo số liệu năm 2018, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta có tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèocao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyênnhân dẫn đến tình trạng đói nghèo cao ở vùng DTTS và đề xuất các chính sách để xoá đóigiảm nghèo. Tuy nhiên, nghèo trong các nhóm DTTS vẫn một thách thức ngày càng tăng vàkéo dài. Bài viết này ứng dụng mô hình phương trình cấu trúc để xem xét các nhân tố tácđộng đến giảm nghèo ở vùng DTTS Việt Nam trong vòng 5 năm qua, nhằm đưa ra các khuyếnnghị cho chính sách giảm nghèo đối với đồng bào vùng DTTS. Kết quả nghiên cứu cho thấybên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc tăng cường quản lý và cải thiện chất lượngcác hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao ý nghĩa tinh thần của các hoạt động văn hoá - lễhội - phong trào của vùng DTTS, phát huy bản sắc dân tộc có thể là chìa khoá cho giảmnghèo ở các khu vực này.Từ khoá: Mô hình phương trình cấu trúc SEM, dân tộc thiểu số, giảm nghèo1. Giới thiệu Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là địa bàncư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 13,4 triệu người, chiếm hơn 14% dân số cảnước năm 2015 [1]. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng anninh, có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các vùng DTTS cũng là địa bàn cóđiều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, xuất phát điểm và trình độ phát triểnkinh tế xã hội thấp, mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh…Đời sống của đa số đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ DTTS sống tại vùng dân tộctính tại thời điểm 01/07/2015 là hộ nghèo chiếm 23,1%, hộ cận nghèo chiếm 13,6% [1]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đóinghèo cao ở vùng DTTS và đề xuất các chính sách để xoá đói giảm nghèo. Nghiên cứu củaHội đồng Dân tộc khóa X [2] về thực trạng đời sống các DTTS ở 11 tỉnh với 20 dân tộc năm2001 cho rằng người dân ở vùng DTTS nước ta có trình độ học vấn, dân trí thấp, thiếu cơ hộitiếp cận với khoa học kỹ thuật, tập quán lạc hậu còn đè nặng, kìm hãm phát triển. Hai nguyênnhân căn bản của nghèo đói là thiếu vốn để phát triển sản xuất và thiếu kiến thức khoa họckỹ thuật trong sản xuất và tiêu dùng. 47 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Báo cáo Dân tộc và phát triển ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2009 [3] tổnghợp 6 nguyên nhân chính lý giải vì sao cộng đồng người DTTS luôn nghèo đói, bao gồm:trình độ giáo dục thấp, kém năng động, tiếp cận tài chính hạn chế, đất sản xuất kém hiệu quả,tiếp cận thị trường thấp, lối suy nghĩ rập khuôn và các rào cản văn hóa. Đến năm 2012, Ngânhàng thế giới [4] cho rằng quá trình phát triển kinh tế đã tạo ra những thách thức mới chongười nghèo, đặc biệt là DTTS, như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sứckhỏe kém. Nghèo trong các nhóm DTTS là một thách thức ngày càng tăng và kéo dài. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các DTTS ở Việt Nam của Baulch và cộng sự[5] đề xuất một số chính sách giúp tăng hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của đồng bàoDTTS, bao gồm mở rộng các chương trình khuyến nông, dịch vụ thị trường tập trung vàokhuyến khích mở rộng và nâng cao hiệu quả canh tác tại các vùng trung du và miền núi; nângcao chất lượng giáo dục; cải thiện khả năng tiếp cận đối với việc làm có thu nhập; bồi dưỡngkhả năng sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là cho các nhóm DTTS ở vùng núi phía Bắc và TâyNguyên. Báo cáo của Oxfam và ActionAID [6] rà soát các mô hình giảm nghèo tại một sốcộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, cho thấy đồng bào DTTS đã có sự thay đổi nhấtđịnh trong nhận thức, nhu cầu của họ đã mở rộng hơn, hướng đến chất lượng cuộc sống tốthơn. Nhiều nơi đã quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh văn hóa, xã hội và các khía cạnhthị trường. Về ảnh hưởng của nghèo đói, các nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt trong các điềukiện sống và mức độ thụ hưởng chính sách của Nhà nước đã tạo ra sự bất bình đẳng trongkinh tế, xã hội và tiếp cận các dịch vụ để phát triển, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xungđột xã hội. Nghiên cứu của Zhang and McGhee [7] chỉ ra nguồn gốc của xung đột, mâu thuẫntrong xã hội tại vùng nghèo phía Tây của Trung Quốc đến từ những khác biệt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM): Các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM): các nhân tố tác động đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam Nguyễn Thị Vĩnh Hà Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHNTóm tắtTheo số liệu năm 2018, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta có tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèocao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyênnhân dẫn đến tình trạng đói nghèo cao ở vùng DTTS và đề xuất các chính sách để xoá đóigiảm nghèo. Tuy nhiên, nghèo trong các nhóm DTTS vẫn một thách thức ngày càng tăng vàkéo dài. Bài viết này ứng dụng mô hình phương trình cấu trúc để xem xét các nhân tố tácđộng đến giảm nghèo ở vùng DTTS Việt Nam trong vòng 5 năm qua, nhằm đưa ra các khuyếnnghị cho chính sách giảm nghèo đối với đồng bào vùng DTTS. Kết quả nghiên cứu cho thấybên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc tăng cường quản lý và cải thiện chất lượngcác hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao ý nghĩa tinh thần của các hoạt động văn hoá - lễhội - phong trào của vùng DTTS, phát huy bản sắc dân tộc có thể là chìa khoá cho giảmnghèo ở các khu vực này.Từ khoá: Mô hình phương trình cấu trúc SEM, dân tộc thiểu số, giảm nghèo1. Giới thiệu Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là địa bàncư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 13,4 triệu người, chiếm hơn 14% dân số cảnước năm 2015 [1]. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng anninh, có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các vùng DTTS cũng là địa bàn cóđiều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, xuất phát điểm và trình độ phát triểnkinh tế xã hội thấp, mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh…Đời sống của đa số đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ DTTS sống tại vùng dân tộctính tại thời điểm 01/07/2015 là hộ nghèo chiếm 23,1%, hộ cận nghèo chiếm 13,6% [1]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đóinghèo cao ở vùng DTTS và đề xuất các chính sách để xoá đói giảm nghèo. Nghiên cứu củaHội đồng Dân tộc khóa X [2] về thực trạng đời sống các DTTS ở 11 tỉnh với 20 dân tộc năm2001 cho rằng người dân ở vùng DTTS nước ta có trình độ học vấn, dân trí thấp, thiếu cơ hộitiếp cận với khoa học kỹ thuật, tập quán lạc hậu còn đè nặng, kìm hãm phát triển. Hai nguyênnhân căn bản của nghèo đói là thiếu vốn để phát triển sản xuất và thiếu kiến thức khoa họckỹ thuật trong sản xuất và tiêu dùng. 47 Tuyển tập báo cáo hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” Báo cáo Dân tộc và phát triển ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2009 [3] tổnghợp 6 nguyên nhân chính lý giải vì sao cộng đồng người DTTS luôn nghèo đói, bao gồm:trình độ giáo dục thấp, kém năng động, tiếp cận tài chính hạn chế, đất sản xuất kém hiệu quả,tiếp cận thị trường thấp, lối suy nghĩ rập khuôn và các rào cản văn hóa. Đến năm 2012, Ngânhàng thế giới [4] cho rằng quá trình phát triển kinh tế đã tạo ra những thách thức mới chongười nghèo, đặc biệt là DTTS, như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sứckhỏe kém. Nghèo trong các nhóm DTTS là một thách thức ngày càng tăng và kéo dài. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các DTTS ở Việt Nam của Baulch và cộng sự[5] đề xuất một số chính sách giúp tăng hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của đồng bàoDTTS, bao gồm mở rộng các chương trình khuyến nông, dịch vụ thị trường tập trung vàokhuyến khích mở rộng và nâng cao hiệu quả canh tác tại các vùng trung du và miền núi; nângcao chất lượng giáo dục; cải thiện khả năng tiếp cận đối với việc làm có thu nhập; bồi dưỡngkhả năng sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là cho các nhóm DTTS ở vùng núi phía Bắc và TâyNguyên. Báo cáo của Oxfam và ActionAID [6] rà soát các mô hình giảm nghèo tại một sốcộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam, cho thấy đồng bào DTTS đã có sự thay đổi nhấtđịnh trong nhận thức, nhu cầu của họ đã mở rộng hơn, hướng đến chất lượng cuộc sống tốthơn. Nhiều nơi đã quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh văn hóa, xã hội và các khía cạnhthị trường. Về ảnh hưởng của nghèo đói, các nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt trong các điềukiện sống và mức độ thụ hưởng chính sách của Nhà nước đã tạo ra sự bất bình đẳng trongkinh tế, xã hội và tiếp cận các dịch vụ để phát triển, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xungđột xã hội. Nghiên cứu của Zhang and McGhee [7] chỉ ra nguồn gốc của xung đột, mâu thuẫntrong xã hội tại vùng nghèo phía Tây của Trung Quốc đến từ những khác biệt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Mô hình phương trình cấu trúc SEM Giảm nghèo bền vững Chính sách xóa đói giảm nghèo Cộng đồng dân tộc thiểu sốGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 165 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 79 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 70 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 62 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
18 trang 45 0 0