Danh mục

Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) và giống lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) tại trường Đại học Hùng Vương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro một số giống lan chất lượng cao và bước đầu áp dụng vào sản xuất cây giống tại Trường Đại học Hùng Vương, bài viết tiến hành thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) và giống lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) tại Trường Đại học Hùng Vương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) và giống lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) tại trường Đại học Hùng VươngKHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNHNHÂN GIỐNG IN VITRO GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp.) VÀ GIỐNG LAN PHI ĐIỆP TÍM (Dendrobium anosmum) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Vũ Xuân Dương, Lê Thị Mận, Hà Thị Tâm Tiến Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro một số giống lan chất lượng cao và bước đầu áp dụng vào sản xuất cây giống tại Trường Đại học Hùng Vương, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) và giống lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) tại Trường Đại học Hùng Vương. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được môi trường nuôi cấy phù hợp ở từng giai đoạn, trên cơ sở đó đề xuất quy trình nhân giống in vitro của hai giống trên. Từ khóa: Lan Hồ điệp, lan Phi điệp tím, nuôi cấy mô. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Bungari… đã có nền sản xuất hoa rất phát triểnvà là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước. Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, cây hoa đemlại hiệu quả kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác. Một trong những khó khăn chung đối với ngành trồng hoa hiện nay đó là nguồn giống tốt,sạch bệnh và có độ đồng đều cao. Các phương pháp nhân giống truyền thống như tách cành, giâm,chiết, ghép…khó đảm bảo được các tiêu chí đó, điều này dẫn đến năng xuất và chất lượng hoakhông cao. Việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô đối với các loài cây hoa đã kết hợp những ưu điểmnổi bật của giống và thâm canh làm tăng năng suất, chất lượng và sự đồng đều của sản phẩm. Nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro một số giống lan chất lượng cao vàbước đầu áp dụng vào sản xuất cây giống tại Trường Đại học Hùng Vương, chúng tôi tiến hành thựchiện nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.)và giống lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) tại Trường Đại học Hùng Vương. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 02 giống hoa phong lan: + Lan Hồ điệp tím (Phalaenopsis sp.) + Lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum) 2.2. Nội dung nghiên cứu Đối với mỗi giống hoa, tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: + Nghiên cứu môi trường tạo protocorm + Nghiên cứu môi trường nhân protocorm + Nghiên cứu môi trường tái sinh chồi từ protocorm. + Nghiên cứu môi trường nhân nhanh chồi hiệu quả. + Nghiên cứu môi trường tạo rễ phù hợp.78 KHCN 2 (31) - 2014 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nhân giống in vitro Mẫu vật (quả, phát hoa, lá) sau khi được khử trùng sẽ được nuôi cấy trên các loại môi trườngkhác nhau. Cụ thể: - Nghiên cứu môi trường tạo protocorm và phát sinh chồi in vitro: Sử dụng môi trường Knud-son có bổ sung BAP và Ki nồng độ 0,1 - 0,3 - 0,5 mg/l. - Nghiên cứu môi trường thích hợp để nhân nhanh chồi: Sử dụng môi trường Knudson có bổsung BAP nồng độ 0,1 - 0,3 - 0,5 mg/l. - Nghiên cứu môi trường thích hợp cho ra rễ: Sử dụng môi trường Knudson có bổ sungα-NAA và IAA nồng độ 0,1 - 0,2 - 0,3 mg/l. 2.3.2 Phương pháp huấn luyện cây con Cây in vitro sẽ được cho tiếp xúc dần với ánh sáng tự nhiên theo cường độ tăng dần, sau 1 - 2 tuần,cây được lấy ra khỏi bình nuôi cây, rửa sạch môi trường còn bám ở rễ. Cây con được nuôi trên các giá thểkhác nhau, được thiết kế theo các thí nghiệm sau: + Công thức G1: Giá thể 100% rêu. + Công thức G2: Giá thể 100% dớn cọng + Công thức G3: 50% rêu + 50% dớn cọng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Môi trường tạo protocorm và phát sinh chồi in vitro 3.1.1. Môi trường tạo protocorm Dựa trên kết quả nghiên cứu nhân giống invitro trên một vài đối tượng thuộc chi Dendro-bium và Phalaenopsis chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng tạo protocorm của hạt lan trên môitrường Knudson cải tiến (K*) có bổ sung α-NAA, BAP và Kinetin ở các nồng độ khác nhau. Kếtquả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Tạo protocorm trên các môi trường sau 8 tuần nuôi cấy NAA BAP Kinetin Số bình Số bình tạo Tỷ lệ Giống CTTN Đặc điểm (mg/l) (mg/l) (mg/l) ban đầu protocorm (%) C1 0,1 0,1 - 30 30 100 ++ C2 0,1 0,3 - 30 30 100 +++ Phi điệp C3 0,1 0,5 - 30 30 100 + tím C4 0,1 - 0,1 30 30 100 ++ C5 0,1 - 0,3 30 30 100 ++ C6 0,1 - 0,5 30 30 100 + C1 0,1 0,1 - 30 30 100 ++ C2 0,1 0,3 - 30 30 100 ++ C3 0,1 0,5 - 30 30 100 + Hồ điệp C4 0,1 - 0,1 30 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: