Danh mục

Nghiên cứu vật liệu tái sử dụng cho tấm trần

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.97 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về tác động to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sự sống của con người. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng: Con người, rác thải,... Sự nhận thức, hiểu biết chưa đúng đắn của con người về những nguồn vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, có thể sử dụng, giúp ích trong cuộc sống hằng ngày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu vật liệu tái sử dụng cho tấm trần NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU TÁI SỬ DỤNG CHO TẤM TRẦN Huỳnh Tấn Long, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Lê Thị Yến Linh, Phùng Xuân Lộc Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài báo trình bày về tác động to lớn của ô nhiễm môi trường đối với sự sống của con người. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng: con người, rác thải,... Sự nhận thức, hiểu biết chưa đúng đắn của con người về những nguồn vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, có thể sử dụng, giúp ích trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể nguồn vật liệu được nhắc đến đây đó là: rơm, rạ. Việc đốt rơm rạ sẽ làm cho đất ruộng bị khô cằn, mất nước, chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm không khí, và lãng phí về kinh tế,....[4] Qua đó, nghiên cứu, tận dụng các này kết hợp những vật liệu có sẵn cùng vật liệu mới (hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng). Tạo nên tấm trần đảm bảo các yêu cầu về chống cháy, chống ẩm, cách nhiệt, cách âm, thẩm mỹ, bền,… mà giá thành thấp hơn so với các loại trần hiện nay. Mong muốn có thể góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình thu nhập trung bình và thấp có thể sử dung. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường từ việc tái sử dụng các loại vật liệu như rơm, rạ… Để giá thành giảm hơn nữa, nhóm đã nghiên cứu cách lắp đặt tiết kiệm khung xương. Ngoài ra, tác giả còn đang nghiên cứu những vật liệu khác như: các loại cỏ. Từ khóa: Ô nhiễm môi trường; rơm, rạ; vật liệu bỏ đi; “Vật liệu tái sử dụng cho tấm trần”. 1. MỞ ĐẦU Bước vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước ngày càng phát triển , đồng thời nhu cầu về mức sống và hưởng thụ của con người cũng tăng cao. Song song với đó là các nguy hiểm đang rình rập con người mọi lúc mọi nơi, ngay tại trong chính ngôi nhà, căn hộ, .. chúng ta đang sống đó là: cháy, nổ, … . Trước nguy cơ tăng dần các vụ chết người do cháy nổ mang đến nhiều mối nguy hiểm đang cho con người [3]. Bởi vậy, trong thiết kế nội thất đang dần hướng tới các vật liệu xây dựng chống cháy là giải pháp triển vọng và có hiệu quả cao. Đồng thời nhóm muốn: – Tìm ra giải pháp tận dụng nguồn vật liệu thiên nhiên tưởng chừng như vô ích (rơm, rạ). – Giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. – Tạo một vật liệu đáp ứng nhu cầu trong xã hội hiện nay: đẹp, bền, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế. – Tạo ra loại vật liệu trần đáp ứng tính năng chống cháy, cách nhiệt cách âm, … 2. GIẢI PHÁP Phƣơng pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp: – Phương pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường. Các thông tin có thể được thu thập từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu đã được tiếp xúc trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường. – Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập được qua sách báo, qua nguồn tra cứu trên mạng. 38 – Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các kết quả có được do khảo sát, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các lý luận, giải thích các nguyên nhân và rút ra kết luận. Phương pháp sàng lọc: Dựa trên những kiến thức được học, những thông tin có sẵn và những kết luận được rút ra để đưa ra những đề xuất thích hợp. Thực nghiệm Nhóm sẽ đưa ra quy trình tạo ra trần bằng rơm rạ và làm thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết. 2.1. Vật liệu và phƣơng pháp 2.2.1 Vật liệu, tỷ lệ pha trộn Bao gồm rơm, rạ là vật liệu chính và các cốt liệu khác như: cát, keo chà ron, keo sữa,… Tỷ lệ pha trộn: Khi được đưa vào sử dụng, kích thước của tấm trần bằng rơm rạ có thể thay đổi cho phù hợp với không gian thiết kế. Dưới đây là kích thước nhóm chọn để tiến hành nghiên cứu.: Kích thước 1 tấm trần rơm, rạ: – Độ dày từ 9mm đến 12.7mm hoặc 50mm để tạo độ dày, trang trí cho trần nhà. – Chiều rộng, dài của tấm có thích thước là: 500x500mm Công thức cho một tấm trần rơm rạ: – Keo sữa, đất Feralit (làm vật liệu kết dính): 15-20% – Xi măng trắng: 5 – 10% – Rơm, rạ : 30% – Cát: 5% – Xốp: 40% 2.2.2 Quy trình tạo trần từ vật liệu tái sử dụng Bƣớc 1: Tạo khuôn Tạo khuôn bằng xốp với 5 mặt kính như Hình 1, kích thước khuôn xốp 500mmx500mm và dày 50mm. Bƣớc 2: Lắp khung xương. Tiến hành lắp khung xương có móc treo chờ sẵn như Hình 2. Hình 1: Khuôn xốp Hình 2: Lắp khung xương 39 Bƣớc 3: Đổ khuôn Lót một lớp đất feralit dưới đáy khuôn, phun nước cho đất ướt để tạo độ kết dính (Hình 3). Sau đó rải một lớp rơm lên trên. Tương tự, đến lớp đất phun nước, và rơm đo đến khi khuôn đầy, lớp trên cùng là lớp đất feralit. Hình 3: Đổ khuôn Bƣớc 4: Hoàn thiện Phủ hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng (keo chà ron) với tỷ lệ pha trộn 1:1, làm vật liệu bề mặt của tấm trần. Có thể dùng cát, bột nhũ nhiều màu sắc để tạo vật liệu bề mặt đa dạng cho tấm trần. Hình 4: Hoàn thiện bề mặt bằng hỗn hợp keo sữa và xi măng trắng Bƣớc 5: Làm khô Đêm phơi khô tự nhiên. Với điều kiện thời tiết nắng trong vòng 2-3 ngày. Hình 5: Tấm trần hoàn thiện 2.2.3 Phương pháp lắp đặt Bƣớc 1: Xác định độ cao trần 40 Xác định chính xác chiều cao trần bằng tia laser hoặc ống nivô. Đánh dấu và ghi chú những chỗ trần lõm để tính toán việc bố trí trần. Bƣớc 2: Cố định thanh viền tường Tùy thuộc vào từng loại vách, tường (gỗ, BTCT,…) mà sử dụng các biện pháp cố định thanh viền khác nhau. Nếu là vách, t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: