Danh mục

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học" thực hiện nhằm phân tích và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”, từ đó làm cơ sở để nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán. Bài báo đã xây dựng mô hình nghiên cứu sau khi tìm hiểu các công trình đã công bố trước đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tại các trường đại học Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI FACTORS AFFECTING THE DECISION OF ACCOUNTING GRADUATES IN THE CITY OF HANOI TO WORK OUTSIDE THEIR MAJOR Đoàn Thanh Nga, Lê Thu Hằng, Trịnh Hồng Anh, Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Kiên 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài báo thực hiện nhằm phân tích và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”, từ đó làm cơ sở để nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán. Bài báo đã xây dựng mô hình nghiên cứu sau khi tìm hiểu các công trình đã công bố trước đây. Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến “Quyết định làm trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán”: có 7/12 nhân tố độc lập có ý nghĩa thống kê gồm: “Trình độ chuyên môn”; “Tính cách”; “Gia đình”; “Tính chất công việc”; “Môi trường làm việc”; “Lương, thưởng, phúc lợi khác”; “Lộ trình thăng tiến”. Từ khóa: Kế toán, việc làm trái ngành, sinh viên ABSTRACT The article is designed to analyze and rank the factors and their influence on “Decision of accounting graduates to work outside their major”, thereby serving as a basis for improves the quantity and quality of accounting human resources. The article has built a research model after learning from previously published. The results of the analysis of factors affecting the Decision of accounting graduates to work outside their major: there are 7/12 independent factors that are statistically significant for the model, including: “Professional competence”; Personality; Family; Nature of work; Working environment; “Salary, bonus and other welfares” and “Career ladder”. Keywords: accounting, work in the wrong field, students1. Giới thiệu Tại thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/10/2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địabàn lên đến 286.631. Điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội hơn trongviệc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới được thành lập khiến nhu cầu về nhânlực Kế toán tăng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường lao động đang xuất hiện tình trạng dưcung về nhân lực ngành Kế toán và một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toánphải lựa chọn một công việc trái ngành để tránh lâm vào tình trạng thất nghiệp. Tại Việt Nam, thực trạng này chưa nhận được sự quan tâm đúng mực, bằng chứng là có rất 1031 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021ít các bài báo liên quan. Một số đề tài đã được công bố thường ở miền Nam và không đi sâu cụ thểsinh viên ngành Kế toán (Lê Trần Thiên Ý, 2013; Mai Thị Bích Phương, 2016; Nguyễn Ngọc Tiếnvà Ngô Nữ Mai Quỳnh, 2018)... Bởi vậy, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về cácnhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toántại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Từ đó làm cơ sở cho các nhà tuyển dụng,các cơ sở giáo dục và đào tạo và các nhà chính sách trong việc tìm kiếm và nâng cao số lượngcũng như chất lượng của nguồn nhân lực Kế toán.2. Cơ sở lý thuyết2.1. Các khái niệm liên quan Theo “Tổ chức lao động quốc tế (ILO)” thì “khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mốiquan hệ với lực lượng lao động”. Khi đó, “việc làm được phân thành hai loại: Có trả công (nhữngngười làm thuê, học việc...) và không được trả công nhưng vẫn có thu nhập (giới chủ làm kinh tếgia đình...)”. “Tại khoản 1, điều 9, chương II, Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam (năm 2019)” đã ghi rõ: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà phápluật không cấm.” Từ đó, nhóm tác giả có thể suy luận được ra, việc làm của sinh viên tốt nghiệplà mọi hoạt động lao động của sinh viên sau khi ra trường tạo, tạo ra thu nhập và không vi phạmquy định pháp luật. Ngành là khái niệm trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị,tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Làm trái ngành có nghĩa là làmkhác công việc với chuyên môn được đào tạo. Hiện nay, xu hướng lựa chọn làm trái ngành kháphổ biến. Có nhiều lý do được đưa ra, vì sức khỏe, thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh khác nhau… Đối với khái niệm tại Việt Nam: “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường, ghi chép và cungcấp thông tin liên quan đến các sự kiện kinh tế của một tổ chức cho những người dùng quan tâm.”(PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự, 2020). Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh và cộng sự(2020), nhân lực Kế toán thường hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn sau: (1) Kế toán tưnhân, (2) Kế toán công chứng, (3) Kế toán nhà nước.2.2. Lý thuyết cơ sở cho nghiên cứu a. Lý thuyết hành vi có kế hoạch Được đề xuất lần đầu vào năm 1991 bởi Icek Ajzen, Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TheTheory of Planned Behaviour) giải thích mối liên hệ giữa niềm tin và hành vi của con người. Theođó, niềm tin được chia thành ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềmtin về sự tự chủ. Từ ba loại niềm tin trên, có ba nhân tố tương ứng được tạo ra, lần lượt là: thái độđối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Ba nhân tố này tạo thành ýđịnh hành vi và cuối cùng là hành vi. Lý thuyết này là cơ sở để nhóm phân tích và đánh giá về bảnchất của hành vi lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán. b. Lý thuyết hệ thống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: