Danh mục

Nghiên cứu về hiệu quả của việc sinh viên chữa lỗi viết cho nhau ở trường Cao đẳng Thực phẩm Phú Thọ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ năng viết đóng một vai trò rất quan trọng trong học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, qua việc dạy kỹ năng này ở Trường Cao đẳng Thực phẩm Phú Thọ (FIC), nhóm nghiên cứu thấy rằng sinh viên còn gặp nhiều vấn đề trong các bài viết thuộc chương trình học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về hiệu quả của việc sinh viên chữa lỗi viết cho nhau ở trường Cao đẳng Thực phẩm Phú ThọKHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SINH VIÊN CHỮA LỖI VIẾT CHO NHAU Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC PHẨM PHÚ THỌ Ngô Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Thanh Nga2 1 Trường Đại học Hùng Vương 2 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Phú Thọ TÓM TẮT Kỹ năng viết đóng một vai trò rất quan trọng trong học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, qua việc dạy kỹ năng này ở Trường Cao đẳng Thực phẩm Phú Thọ (FIC), nhóm nghiên cứu thấy rằng sinh viên còn gặp nhiều vấn đề trong các bài viết thuộc chương trình học. Chất lượng các bài viết của sinh viên không cao. Các giáo viên dạy tiếng Anh tại trường thậm chí còn phàn nàn rằng sinh viên liên tục mắc nhiều lỗi mà trước đó họ đã mắc phải và đã được thầy (cô) chữa rồi. Hơn nữa, thời gian để giáo viên chữa từng lỗi cho từng sinh viên là không thể đủ do thời gian dành cho từng học phần không nhiều trong khi số lượng sinh viên trong một lớp lại khá đông. Do vậy mà các lỗi sinh viên thường mắc phải không được khắc phục và họ cũng rất sợ học kỹ năng viết. Dựa trên số liệu nghiên cứu thu thập được qua bảng câu hỏi điều tra, các bài kiểm tra và phương pháp quan sát, nghiên cứu nhằm điều tra hiệu quả của việc sinh viên chữa lỗi viết cho nhau tại Trường Cao đẳng Thực phẩm. Từ khóa: Chữa lỗi lẫn nhau; hiệu quả; kỹ năng viết. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ năng viết của sinh viên tại Trường Cao đẳng Thực phẩm Phú Thọ (FIC) còn yếu, chưa đápứng được yêu cầu của chương trình học do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Quaquá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu thấy rằng chính phương pháp giảng dạy truyền thống đã phầnnào làm giảm hứng thú học tập của người học. Chính vì vậy, những gì giáo viên cần làm trước tiênlà tạo động lực giúp sinh viên tích cực, hứng thú học kỹ năng viết từ đó nâng cao chất lượng cácbài viết của mình. Theo một số nhà nghiên cứu, để gia tăng hứng thú học tập cho người học trongkỹ năng viết, chúng ta cần tạo cho họ một môi trường viết không bị căng thẳng, thoải mái, vớinhững nhiệm vụ sáng tạo, phù hợp với khả năng (Bell, 1991; Rollinson, 2005). Hơn nữa, để nângcao khả năng viết của người học, giáo viên cần đưa ra những bài tập vừa sức nhằm tăng thêm thờigian luyện tập cho người học và tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ những sản phẩm viết của mìnhvới nhau. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn trongviệc dạy - học kỹ năng viết tiếng Anh. Sultana (2009), Gielen (2010), Nguyen Thi Le Hang (2007),Trinh Thi Thanh Xuan (2010) trong các nghiên cứu của mình đã đề cập đến việc phản hồi và chữalỗi giữa người học với nhau (peer feedback and correction) như là một giải pháp hiệu quả chonhững vấn đề của việc dạy- học kỹ năng viết. Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện đồng thời dựa vàotình hình thực tế tại FIC, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp học sinh chữa lỗi cho nhau(peer correction, viết tắt là PC) là một giải pháp để cải thiện kỹ năng viết tại FIC. Nghiên cứunày nhằm điều tra những ảnh hưởng của phương pháp PC đối với khả năng viết của sinh viên. KHCN 1 (30) - 2014 103KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Thái độ của người học đối với phương pháp PC như thế nào? 2) Phương pháp PC có nhằm giúp nâng cao khả năng viết của người học hay không? Và vớimức độ ra sao? Để tiến hành thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các công cụ như bảng câu hỏi điềutra, các bài kiểm tra và phương pháp quan sát. Đây là một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiệntrên tổng số 40 sinh viên năm thứ nhất, học kỳ hai. Số sinh viên này được phân chia thành hainhóm, nhóm thực nghiệm - experimental group (được áp dụng phương pháp PC là chủ yếu) vànhóm đối chứng - control group (chỉ sử dụng các biện pháp dạy - học bình thường). Các sinh viênnày được phân nhóm theo những tiêu chí cụ thể đáp ứng tối đa yêu cầu của một nghiên cứu thựcnghiệm. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 12 tuần tại FIC với giáo trình chính là New EnglishFiles (Pre-intermediate, Oxenden). Các bảng câu hỏi trước và sau thực nghiệm được phát ra nhằm thu thập thông tin về thái độ củangười học đối với các phương pháp dạy học đơn thuần đang được sử dụng tại FIC và phương phápPC. Đồng thời, những bảng câu hỏi điều tra này cũng cho nhóm nghiên cứu thấy được những nhucầu c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: