Danh mục

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn thực vật chuyển vị tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu xây dựng 01 mô hình vườn thực vật tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên với 25 loài cây bản địa được sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau đã góp phần bảo tồn một số loài quý hiếm cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn thực vật chuyển vị tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trần Ngọc Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 41 - 45 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN THỰC VẬT CHUYỂN VỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Trần Ngọc Đăng*, Lục Văn Việt Phùng Văn Lý, Phùng Văn Hoan, Hồ Ngọc Sơn Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc nghiên cứu xây dựng 01 mô hình vườn thực vật tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên với 25 loài cây bản địa được sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau đã góp phần bảo tồn một số loài quý hiếm cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của nhà trường. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy tỷ lệ sống của 25 loài cây trong mô hình có tỷ lệ sống cao dao động từ 92,8% đến 100%, tỷ lệ sống trung bình của toàn bộ mô hình là 97,1%, vượt mục tiêu ban đầu đặt ra (95%). Sau 8 tháng trồng đường kính sát gốc D(00) lớn nhất trong mô hình vườn thực vật là Đinh hương (Syzygium aromaticum) (1,74 cm), tiếp đó là Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) (0,73 cm). Những loài có đường kính sát gốc nhỏ nhất như là Vàng anh (Saraca dives) (0,071 cm) và thấp nhất là Sến mật (Madhuca pasquieri) (0,07 cm). Chiều cao cao nhất đến thấp bắt đầu từ Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) với chiều cao trung bình là (56 cm), bên cạnh đó là Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) (49 cm). Các loài có sinh trưởng chiều cao thấp nhất là Táu muối (Vatica tonkinensis) (10 cm) và Sến mật (Madhuca pasquieri) (9 cm). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các loài cây bản địa hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Bảo tồn, thực vật, chuyển vị, sinh trưởng, bản địa MỞ ĐẦU* Các loài thực vật đang có mức độ nguy cấp rất cao có khả năng bị tuyệt chủng nếu con người không kịp dừng việc khai thác quá mức. Các loài thực vật bị khai thác trầm trọng hầu hết đều là cây bản địa có lợi ích vô cùng to lớn do có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường sinh thái bên cạnh đó những tác dụng của các loài cây bản địa vẫn chưa thể khám phá ra hết, những tri thức bản địa rất cần được bảo vệ và phục hồi. Vì vậy việc khôi phục các loài cây bản địa được coi là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó nhằm tạo 1 nơi học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong trường nhất là sinh viên khoa Lâm nghiệp hàng năm phải đi đến các khu rừng tự nhiên để thực tập với chi phí khá cao. Tuy nhiên lượng thời gian đi thực tập ngắn như vậy thì kiến thức được thực hành vô cùng ít và không hiệu quả nhiều. Để giải quyết vấn đề về khôi * Tel: 01662 47017; Email: Tranngocdang0612@gmail.com phục các loài thực vật quý hiếm đồng thời tạo nơi học tập và nghiên cứu cho sinh viên sau các giờ học lý thuyết thì việc “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn chuyển vị thực vật tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Nội dung nghiên cứu - Xây dựng vườn thực vật trồng cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên. - Đánh giá sinh trưởng của các loài cây trong mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thiết kế trồng Cây con được đem ra trồng có đủ rễ, thân, lá. Cây được trồng theo hàng, mỗi loài một hàng trải dọc theo mô hình với cự li hàng cách hàng 3 mét và cây cách cây 2 mét (3x2). Thiết kế trồng cây theo hàng, mỗi hàng tương ứng 1 loài cây. Tổng số là 406 cây/0,8 ha. Phương pháp chăm sóc Ở giai đoạn đầu của việc trồng cây con, cây vẫn rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt. Mỗi 41 Trần Ngọc Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ngày định kỳ tưới nước 1 lần vào lúc 4 giờ chiều trong vòng 1 tháng đầu để đảm bảo cây đủ lượng nước vượt qua giai đoạn nắng nóng và sự thích nghi ở môi trường mới trong mô hình. Bên cạnh tưới nước theo định kỳ làm cỏ 1 tháng 1 lần nhằm giảm sự xâm lấn của cỏ với các loài cây. 184(08): 41 - 45 số bình quân. Theo định kỳ 60 ngày đo 1 lần để đảm bảo sự thay đổi của đường kính cây. Chiều cao vút ngọn (H vn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. Định kỳ chiều cao H vn được đo 30 ngày 1 lần. Phương pháp xử lý số liệu Từ các số liệu ngoại nghiệp đề tài tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo công thức sau: - Tỷ lệ sống: ; trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N: Tổng số cây trồng trong mô hình. - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: ; trong đó: Hvn TB: Là chiều Hình 1. Cây được gắn mã số thẻ Phương pháp thu thập số liệu Để quá trình điều tra số liệu dễ dàng hơn đã sử dụng biện pháp gắn mã số thẻ và tên [1] cho từng cây, gắn biển cây cho mỗi hàng và có thêm bản đồ bố trí cây trồng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu dễ dàng hơn (hình 1). Đường kính sát gốc (D0.0), được đo sát gốc cây trồng bằng thước kẹp cơ khí, đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trị cao trung bình của cây. ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây. M: Là tổng số cây. - Đường kính trung bình của cây ở mỗi lần đo: [5]; trong đó: ∑d: Là tổng số đo đường kính các cây; M: Là tổng số cây. Kiểm tra hệ số dao động giữa các lần đo của các chỉ tiêu sử dụng phương pháp tính phương sai trên Excel 2013 [4]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ sống của các loài thực vật Bảng 1. Tỷ lệ sống của 25 loài cây bản địa trong mô hình vườn thực vật Stt Loài cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Kim giao (Nageia wallichiana) Vàng tâm (Magnolia fordiana) Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis) Xoan nhừ (Melia azedarach) Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) Lim xanh (Erythrophleum fordii) Trầm hương (Aquilaria malaccensis) Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) Long não (Cinnamomum camphora) Sau sau (Liquidambar formosana) Táu mật (Vatica odorata) Táu muối (Vatica tonkinensis) Vàng anh (Saraca dives) 42 Tỷ lệ sống (%) 95 92,8 93,3 100 93,3 92,8 100 95 100 92,8 92,8 95 93,3 Stt Loài cây 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: