Danh mục

Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế cao lỏng lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woodson)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế cao lỏng lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woodson) tiến hành nghiên cứu với mong muốn tạo nên ý nghĩa điều trị cho cây lược vàng. Bước đầu tiên để hiện thực hóa mục tiêu là phát triển các dạng bào chế hiện đại từ cây Lược vàng, đặc biệt là các dạng bào chế dùng ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế cao lỏng lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woodson) NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO LỎNG LƯỢC VÀNG (CALLISIA FRAGRANS (LINDL.) WOODSON) Hoàng Đức Mạnh, Nguyễn Gia Thuận, Võ Thị An Thuyên Trần Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Bích Ngọc Khoa Dược, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Nguyễn Hữu Phước TÓM TẮT Theo Đông Y, cây Lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woodson) được cho là một trong các loại dược liệu có tác dụng cầm máu, tiêu viêm tốt. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mong muốn tạo nên ý nghĩa điều trị cho cây Lược vàng. Bước đầu tiên để hiện thực hóa mục tiêu là phát triển các dạng bào chế hiện đại từ cây Lược vàng, đặc biệt là các dạng bào chế dùng ngoài. Trong nghiên cứu này, lá cây Lược vàng sẽ được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt và phương pháp ngâm lạnh có hỗ trợ siêu âm, với dung môi là ethanol ở các nồng độ khác nhau. Bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis, cao lỏng Lược vàng được xác định hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin cho kết quả 0,72 mg quercetin/ml cao lỏng. Từ khóa: Callisia fragrans, flavonoid, lược vàng, quercetin, UV-Vis Đặt vấn đề Cây Lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woodson) hay còn gọi là địa lan vòi, vốn được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Lược vàng được truyền miệng rằng chúng có thể trị được rất nhiều bệnh: bỏng, viêm khớp, bệnh ngoài da, tim mạch,… với tác dụng chủ yếu là kháng viêm [1]. Vì vậy, nhiều bài nghiên cứu khoa học đã được ra đời, tìm ra nhiều thành phần có trong Lược vàng, đặc trưng là nhóm flavonoid [1–3] . Tuy nhiên, để có cơ sở phát triển nguồn dược liệu Lược vàng thành các dạng bào chế hiện đại, việc nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất và chuẩn hóa cao Lược vàng là cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích bước đầu tìm ra quy trình chiết xuất và xử lý dịch chiết để điều chế cao lỏng Lược vàng. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu Nguyên vật liệu 739 Bột nửa thô dược liệu Lược vàng với độ ẩm là 1,3%, được cung cấp bởi công ty Thảo dược Tấn Phát (22/21 đường số 21, phường 8, quận Gò Vấp) đạt tiêu chuẩn cơ sở. Chất đối chiếu thứ cấp quercetin do Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương cung cấp với hàm lượng 86%, tái kiểm ngày 31/12/2022. Ethanol 96%, natri acetat, acid acetic, nhôm clorua có nguồn gốc từ Trung Quốc và được cung cấp bởi phòng thí nghiệm khoa Dược – HUTECH. Trang thiết bị bao gồm máy đo quang phổ SPECTROSCOPY UV-VIS U-3900 (Nhật), Cân phân tích Ohaus PA214 (Mỹ), các thiết bị còn lại đều là thiết bị thường qui có sẵn tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát lựa chọn dung môi Các dung môi, tỷ lệ dung môi cần khảo sát: nước, ethanol 25%, ethanol 50%, ethanol 80%. Phương pháp chiết xuất là ngâm lạnh có hỗ trợ bằng siêu âm. Cho 25 g bột dược liệu vào erlen 500ml. Lần lượt cho vào 250 ml các dung môi cần khảo sát với tỷ lệ dược liệu, dung môi là 1:10, siêu âm với tần số 37 kHz trong 45 phút. Sau đó lọc qua bông, ép bã. Lọc và cô dịch chiết trên bếp cách thủy đến khi thu được cắn khô (khối lượng không đổi khi cô). Hòa tan cắn trong 50ml ethanol 96% và tiến hành định lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin. Khảo sát phương pháp chiết xuất Phương pháp chiết xuất được khảo sát: ngấm kiệt và ngâm lạnh có hỗ trợ bằng siêu âm. Dung môi dùng để chiết xuất là ethanol 80%. Phương pháp ngâm lạnh có hỗ trợ bằng siêu âm được thực hiện tương tự quy trình nêu tại mục 2.2.1. Phương pháp ngấm kiệt: làm ẩm 50 g bột dược liệu với dung môi ethanol 80% trong 1 giờ; cho dược liệu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt tiêu chuẩn thể tích 500 ml; thêm dung môi cách mặt dược liệu 3 cm và ngâm lạnh 48 giờ; rút dịch chiết với tốc độ 30 giọt/phút đến khi thu được 350 ml thì ngưng thêm dung môi; rút hết dịch chiết và ép bã, gộp dịch chiết; lọc và cô dịch chiết trên bếp cách thủy đến khi thu được cắn khô (khối lượng không đổi khi cô); cắn được hòa tan trong 50 ml ethanol 96% và tiến hành định lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin. Điều chế cao lỏng Lược vàng và định lượng flavonoid toàn phần tính theo quercetin trong cao lỏng Lược vàng Quá trình chiết xuất ở quy mô 1 kg dược liệu Lược vàng bằng phương pháp ngấm kiệt được thực hiện ở nhiệt độ thường. Dịch chiết sau khi chiết xuất cô cách thủy đến khi còn 1 lít (cao lỏng). Cao lỏng 740 Lược vàng được pha loãng 2,5 lần bằng dung môi pha mẫu, tạo thành dung dịch thử và định lượng hàm lượng quercetin với phương pháp quang phổ UV-Vis sau khi tạo phức với AlCl3 [2,4] Dung môi pha mẫu: Hỗn hợp methanol - acid acetic 95:5 (tt/tt), dùng trong 24 giờ. Dung dịch thử: hút chính xác 10,00 ml chế phẩm cắn hòa t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: