Danh mục

Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt bằng E. M và đề xuất mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt bằng chế phẩm EM và đề xuất mô hình xử lý rác tại hộ gia đình được tiến hành tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (61,9%), đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để xử lý thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt bằng E. M và đề xuất mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình Đàm Xuân Vận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 156 - 159 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ SINH HOẠT BẰNG E.M VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNH Đàm Xuân Vận Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu về xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt bằng chế phẩm EM và đề xuất mô hình xử lý rác tại hộ gia đình được tiến hành tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (61,9%), đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để xử lý thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Nhìn chung trọng lượng và thể tích rác hữu cơ của các công thức có xử lý chế phẩm EM đều giảm so với đối chứng. Độ suy giảm trọng lượng rác hữu cơ ở các công thức xử lý chế phẩm EM giảm 65,20% và 66,40% so với 48,10% ở công thức đối chứng, thể tích giảm 61,92% và 62,74% so với 46,75% ở công thức đối chứng. Trọng lượng nước rỉ rác ở các công thức có xử lý bằng chế phẩm EM tăng nhanh và nhiều hơn so với công thức đối chứng. Mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình với chi phí thấp, phân loại rác ngay từ đầu nguồn, giảm lượng rác thải vào môi trường và có ít mùi hôi. Từ khóa: Chế phẩm EM, rác hữu cơ, xử lý rác, mô hình, hộ gia đình  ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hằng ngày con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng trả lại cho thiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hỗn hợp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải phân loại được rác thải sinh hoạt và lựa chọn giải pháp xử lý hữu hiệu, xử lý rác thải bằng công nghệ thân thiện với môi trường. Biện pháp sinh học xử lý rác thải hữu cơ là một phương pháp có hiệu quả cao và nhiều ưu việt. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Phân loại thành phần rác thải sinh hoạt - Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms – dạng dung dịch) và EM Bokashi (dạng bột – hỗn hợp hóa học) - Đề xuất mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình Phương pháp nghiên cứu  Tel: 0982166696, Email: damxuanvan@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156 Phương pháp xác định thành phần rác thải sinh hoạt Tiến hành cân rác và xác định thành phần rác thải sinh hoạt vào các ngày thứ 3, 5 và 7 hàng tuần; tiến hành điều tra trong 4 tuần liên tục trên 30 hộ gia đình được lựa chọn trên 3 tổ (10 hộ/ tổ) tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nghiên cứu xử lý rác thải sinh hoạt bằng chế phẩm EM và EM Bokashi được tiến hành bố trí và xử lý các công thức từ ngày 5/2/2009 đến ngày 25/3/2009 tại thành phố Thái Nguyên. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được bố trí thí nghiệm trong các xô lớn, dưới đáy xô có đục lỗ để cho nước rỉ rác chảy ra ngoài. Mỗi công thức là 10 kg rác hữu cơ sinh hoạt. + Công thức 1 (CT1): Không xử lý (đối chứng - Đ/c) + Công thức 2 (CT2): Xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm EM (dạng dung dịch), lấy 48 ml dung dịch EM pha loãng 5 lần, sau đó phun đều vào xô rác. + Công thức 3 (CT3): Xử lý rác thải hữu cơ bằng EM Bokashi (dạng bột), lấy 48g bột EM http://www.Lrc-tnu.edu.vn Đàm Xuân Vận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Bokashi rắc vào xô, phun thêm nước để rác có độ ẩm nhất định (khoảng 80%). Tiến hành theo dõi 10 ngày/lần với các chỉ tiêu: thể tích rác, trọng lượng rác, trọng lượng nước rỉ rác và mùi hôi. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm Excel và SAS version 8.1 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần rác thải sinh hoạt Số liệu Hình 1 cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt bao gồm 3 loại, trong đó rác hữu cơ chiếm 61,9%, rác vô cơ có thể tái chế chiếm 16,8% và thành phần khác là 21,3%. Theo kết quả điều tra thì trung bình lượng rác thải là 0,80 kg/người/ngày, vì vậy tổng lượng rác thải phát sinh một năm trên địa bàn một phường là rất lớn. Trong đó rác hữu cơ chiếm khoảng 61,9% tổng lượng rác thải, vì vậy cần có những biện pháp xử lý phù hợp tại nguồn để hạn chế ô nhiễm môi trường. 21,3% 16,8% R¸c h÷u c¬ R¸c v« c¬ kh«ng thÓ t¸i chÕ 61,9% 62(13): 156 - 159 lượng ở các công thức xử lý VSV chỉ chiếm từ 64,74% đến 67,05% so với trọng lượng cuối cùng của công thức không xử lý chế phẩm EM. Hình 2. Tỷ lệ suy giảm trọng lượng Khả năng phân huỷ rác thải hữu cơ sinh hoạt tính theo thể tích Kết quả thí nghiệm ở Hình 2 cho thấy các công thức có xử lý bằng chế phẩm VSV có khả năng làm giảm thể tích rác hữu cơ đáng kể. Độ suy giảm thể tích là 61,92% và 62,74% ở các công thức xử lý chế phẩm EM và EM Bokashi so với công thức đối chứng là 46,75%. Sau thời gian thí nghiệm, thể tích ở các công thức xử lý chế phẩm EM chỉ chiếm từ 69,97% đến 71,51% so v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: